Văn hóa lễ hội Hòa Bình

Nguyễn Quang Trung

Nguyễn Quang Trung

Travel Expert28/02/2021

Đến với mảnh đất thân thương Hòa Bình du khách không chỉ được đắm chìm trong không gian đa sắc màu khung cảnh hùng vĩ nên thơ mà còn được trải nghiệm những nét đẹp trong văn hóa lễ hội Hòa Bình.

Nôi dung

  • 1. Văn hóa Hòa Bình khiến du khách đến chẳng muốn về
  • 2. Lễ hội văn hóa ‘cỗ lá’ dân tộc Mường

Đến với mảnh đất thân thương Hòa Bình du khách không chỉ được đắm chìm trong không gian đa sắc màu khung cảnh hùng vĩ nên thơ mà còn được trải nghiệm những nét đẹp trong văn hóa lễ hội Hòa Bình.


1. Văn hóa Hòa Bình khiến du khách đến chẳng muốn về

fsda

Một trong những điểm nổi bật nhất của văn hóa Hòa Bình chính là nếp sống của người dân tộc Mường sau bao năm giữ gìn vẫn giữ nguyên được nét hoang sơ, mộc mạc với gần 100 ngôi nhà sàn với hệ thống cổ xưa như hệ thống dẫn nước, cung, nỏ săn bắn, cối giã gạo, ruộng bậc thang…

Xa hơn bản dân tộc Mường, du khách đến với bản Cú, xã Tử Nê (Tân Lạc), bản Thấu, xã Lạc Sỹ (Yên Thủy)… nơi đây vẫn gìn giữ nếp sống hàng ngày, bản sắc văn hóa và đó là một yếu tố tạo nên thành công cho du lịch cộng đồng.

Ngoài các bản làng ra, giá trị văn hóa lễ hội Hòa Bình còn được lưu giữ trong các phong tục, tập quán nơi đây với các lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc như Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), lễ hội chùa Hang (Yên Thủy), lễ mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Mường, lễ hội chùa Tiên (Lạc Thủy), lễ hội Cấp sắc của đồng bào dân tộc Dao...

Các lễ hội này đều được tổ chức thường xuyên mỗi năm nhằm mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, trăm hoa đua nở…Ngoài ra, các di tích văn hóa tín ngưỡng được bảo tồn và phát huy. Các di vật hay cổ vật được tìm thấy đều khơi dậy các sản phẩm du lịch độc đáo nhạc cụ cồng chiêng của người Mường.

2. Lễ hội văn hóa ‘cỗ lá’ dân tộc Mường

fasd

Vào các dịp tết đến xuân về, dân tộc Mường thường có nét văn hóa đặc trưng trong ẩm thực nơi đây chính là mâm cỗ lá. Theo tìm hiểu thì Cỗ lá được cho là món ăn bày trên lá chuối.

Đối với du khách lần đầu đặt chân đến Hòa Bình ắt hẳn sẽ không hiểu lý do vì sao dân tộc Mường lại có truyền thống làm mâm cỗ lá. Theo tìm hiểu thì dân tộc Mường cho rằng ngọn và mép của lá chuối sẽ tượng trung cho người sống Mường Sáng và phần gốc lá và mang lá tượng trưng cho Mường Tối – Mường ma, của người chết.

Do đó, khi dùng lá chuối người Mường cho rằng Người vào - ma ra tức là khi dọn cỗ cho người sống thì ngọn lá phải hướng vào trong và khi cúng ma thì làm điều ngược lại.

Theo người Mường thì người xếp cỗ không chỉ xếp sao cho đẹp mà phải thể hiện được ý nghĩa tâm linh sự giao hòa giữa trời đất và thể hiện lòng biết ơn với dân tộc, với núi rừng hùng vĩ.

Với những ý nghĩa đó, cỗ lá là “thương hiệu” đặc trưng, biểu hiện nét tinh tế trong văn hóa ẩm thực của người Mường. Du khách nếu có dịp được thưởng thức mân cỗ lá thì mới cảm nhận được hết ý nghĩa và vẻ đẹp dung dị của mâm cỗ trong cuộc sống người Mường…

Về lễ hội Hòa Bình thì nơi đây hàng năm diễn ra rất nhiều lễ hội lớn và nổi tiếng phải kể đến Lễ hội đu Mường Vôi, lễ hội cầu an bản Mường, lễ hội Làng Vai, Tết cơm Đe Mường Rậm, Lễ cơm mới người Thái ở Mai Châu….

Tất cả các văn hóa lễ hội Hòa Bình đều mang trong mình những ý nghĩa và đặc trưng riêng nhưng tất thảy đều mong muốn mưa thuận gióa hoà, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, quê hương giàu đẹp.

Những nét đẹp văn hóa này đã và đang được gìn giữ và trân trọng và du khách nếu có dịp đến với nơi đây hãy mang về cho mình những hành trang trải nghiệm về 1 vùng đất mới với biết bao kỷ niệm.

Nội dung

  • 1. Văn hóa Hòa Bình khiến du khách đến chẳng muốn về
  • 2. Lễ hội văn hóa ‘cỗ lá’ dân tộc Mường
Zalo logo
Chat Zalo(8h - 24h)
Chat Facebook(8h - 24h)
(+84) 899 094 678(8h - 24h)