Kinh nghiệm phượt Hà Giang hữu ích cho team mê phượt

Nguyễn Quang Trung

Nguyễn Quang Trung

Travel Expert28/02/2021

Hà Giang là điểm đến yêu thích của dân mê phượt, tuy nhiên, không phải ai cũng biết chuẩn bị để có một chuyến đi vừa an toàn vừa thuận lợi tận hưởng được hết vẻ đẹp của vùng đất này. Dưới đây là tổng kết một số kinh nghiệm phượt Hà Giang hữu ích, nhất là cho người lần đầu đến đây.

Nôi dung

  • 1. Phương tiện đi lại ở Hà Giang
  • 2. Chỗ ăn nghỉ, khách sạn tại Hà Giang
  • 3. Ăn uống tại Hà Giang
  • 4. Lưu ý ứng xử khi gặp gỡ người dân dân bản địa
  • 5. Kinh nghiệm đối phó thời tiết Hà Giang

Hà Giang là điểm đến yêu thích của dân mê phượt, tuy nhiên, không phải ai cũng biết chuẩn bị để có một chuyến đi vừa an toàn vừa thuận lợi tận hưởng được hết vẻ đẹp của vùng đất này. Dưới đây là tổng kết một số kinh nghiệm phượt Hà Giang hữu ích, nhất là cho người lần đầu đến đây.


1. Phương tiện đi lại ở Hà Giang

Xe khách

Đi xe khách lên Hà Giang rồi thuê xe máy: Quãng đường Hà Nội – Hà Giang hơn 300 km là một quãng đường khá dài, nên thuê xe khách giường nằm – khá nhiều loại xe, ở bến Mỹ Đình, Hà Nội để lên đến TP. Hà Giang. Trên xe, nên ngủ dưỡng sức. Đến nơi, thuê xe máy từ 150 – 200 nghìn đồng/ ngày từ Hà Giang đi khám phá các địa điểm mà bạn đã định như Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh..

Kinh nghiệm nên thuê xe máy cho những cung đường nhỏ, đến các địa điểm mà bạn muốn, vì chỉ có xe máy mới giúp bạn tận hưởng được trọn vẹn cảnh trí núi rừng tại đây, cũng như di chuyển vào những địa điểm khó đi, hạn chế về giao thông. Nếu không tự lái xe máy được, bạn có thể chọn những điểm đến “trung hòa”như phố Cổ Đồng Văn, Chợ Đồng Văn, Núi Đôi… hoặc chấp nhận ngắm cảnh ở một số cung hiểm trở như Mã Pí Lèng qua cửa kính ô tô.

Hà Giang với những cảnh đẹp tự nhiên miền núi non

Hiện nay có nhiều hãng xe đi Hà Giang như: Hải Vân, Hưng Thành, Cầu Mè, Bằng Phấn, Ngọc Cường…

Nên chọn giờ đi vào tối, để ngủ đêm và tiết kiệm sức khỏe, thời gian khi đến Hà Giang vào sáng hôm sau

Nên chọn nhà xe uy tín, mang theo nước uống, đồ ăn vặt dọc đường.

Xe máy

Đi xe máy thẳng từ Hà Nội lên Hà Giang: Nếu đủ sức khỏe và chuẩn bị kĩ lưỡng cho một chuyến phượt xe máy, thì tốt rồi. Bạn sẽ có nhiều hơn cơ hội để ngắm và cảm nhận sự hiểm trở, hùng vĩ và thử thách chinh phục nhiều chặng đường núi khó đi. Tuy nhiên phải hết sức thận trọng, không nên lái xe trong điều kiện thời tiết xấu, không đi đêm, nếu đi theo đoàn thì phân công và chia nhóm để cùng đồng hành, kịp hỗ trợ nhau khi có sự cố xảy ra. Các cung đường đi Hà Giang:

  • Hà Nội – Sơn Tây (đi đường 21 - Cổ Nhuế) cầu Trung Hà (ngã 3 thị xã Sơn Tây rẽ phải) -Cổ Tiết - Cầu Phong men sông Thao- thị xã Phú Thọ – Đoan Hùng - Tuyên Quang – Tuyên Quang- quốc lộ 2- Hà Giang: Đường vắn, vắng công an.

  • Hà Nội – Đi cầu Thăng Long – rẽ sang Vĩnh Phúc – Việt Trì – Phú Thọ – Tuyên Quang – Hà Giang – cung đường này xa hơn cung 1 một chút.

Đi phượt cần chuẩn bị xăng xe đầy đủ và cần nhất là sự an toàn nhé

Thuê xe, tour

Có nhiều lựa chọn thuê xe hoặc mua tour giúp bạn có thể chủ động hơn suốt chuyến đi. Có thể lên đến thành phố Hà Giang rồi mới thuê xe, tiết kiệm chi phí cũng như chủ động chọn cung đường phù hợp.

Xu hướng tour du lịch cũng ngày càng phát triển

2. Chỗ ăn nghỉ, khách sạn tại Hà Giang

Một lời khuyên chân thành cho chuyến du lịch là bạn nên thiết kế hành trình để nghỉ ngơi luôn tại những địa điểm du lịch nổi tiếng như Phố Cổ, Chợ Đồng Văn, Cột cờ Lũng Cú… để thuận tiện cho chuyến đi. Hà Giang vẫn là miền núi cao nên việc thuận tiện chỗ nghỉ và địa điểm du lịch nên được cân nhắc đến.

Nhà nghỉ ở Hà Giang hiện nay khá nhiều, giá từ 150 – 300 nghìn đồng/ ngày đêm với nhiều dịch vụ ăn uống tốt, không lo chặt chém. Tuy nhiên nên chọn trước khách sạn để không mất thời gian khi đến nơi. Lưu ý, có thể xin nghỉ lại nhà dân nhưng không nên ở lại nếu chỉ có một mình, không có người quen.

Chợ Đồng Văn nơi tập trung nhiều món ăn ngon của đất Hà Giang

3. Ăn uống tại Hà Giang

Hà Giang có nhiều món ăn ngon, nhìn chung đồ ăn khá dễ ăn. Kinh nghiệm phượt Hà Giang là ẩm thực vùng đất này rất độc đáo. Bạn có thể ghi chú nhanh một số món ăn để thử khi đến đây:

Bánh cuốn Phố Cổ Đồng Văn: Khác với bánh cuốn thông thường, bánh cuốn ở Phố cổ Đồng Văn chấm với nước xương hầm, với hương vị độc đáo. Có hai quán bánh cuốn ngon là quán Bà Hà, và Bà Bích, bán hàng lâu năm, chất lượng đã được khẳng định.

Rượu ngô: Lên Hà Giang mà không thưởng thức rượu ngô đến tận hưởng vi cay nồng mê say của vùng núi cao phương bắc thì thật là đáng tiếc. Rượu ủ từ ngô được trồng trên núi cao, uống bên bếp lửa hồng lúc sương mùa bảng lảng luôn dậy lên những xúc cảm và sức quyến rũ kỳ lạ.

Bánh cuốn nước xương đặc sản Hà Giang

Xôi ngũ sắc: Món xôi có ở chợ Đồng Văn đủ 5 màu trắng, đỏ, xanh, tím, vàng được nhuộm từ các loại nguyên liệu tự nhiên, gạo nếp nương thơm lừng. Là món ăn dung dị nhưng ngon khó cưỡng.

Thắng cố: Đi chợ Đồng Văn nếm thắng cố, một món ăn đầy thử thách làm từ ruột non của ngựa.

Thịt trâu, thịt lợn gác bếp: Đặc sản thơm ngon “lẫy lừng” của vùng núi cao. Càng hấp dẫn nếu nếm cùng với rượu ngô men lá.

Hà Giang có xôi ngũ sắc

4. Lưu ý ứng xử khi gặp gỡ người dân dân bản địa

Người dân ở Hà Giang chủ yếu là người Mông, tuy rất hiền lành, giản dị song cũng cần lưu ý nhất định để không phạm vào những quy tắc ứng xử của họ.

  • Tránh vào thăm gia đình có cắm lá cây xanh hoặc cọc dấu hàm ý kiêng tiếp người lạ

  • Không đi một mạch từ đầu nhà vào bếp trong nếu chủ nhà không dẫn lối hoặc đồng ý

  • Không dùng chân đẩy củi, khi ngồi cạnh bếp lửa

  • Không dùng các từ hàm ý miệt thị như nười Mèo, người Mán khi nhắc đến dân tộc Mông

  • Không nói to, sỗ sàng

  • Nên có hướng dẫn hoặc người bản địa cùng đi khi vào các gia đình và giao tiếp, sinh hoạt cùng họ

Ánh mắt trong veo của em bé Hà Giang

5. Kinh nghiệm đối phó thời tiết Hà Giang

Vì ở trên núi cao, nên khí hậu Hà Giang cũng tương đối khắc nghiệt, nắng nóng (mùa hè, mùa khô) vào ban ngày nhưng đêm xuống nhiệt độ giảm nhanh và thay đổi đột ngột, trời lạnh vào sáng sớm. Kinh nghiệm là:

Mang theo quần áo ấm vừa đủ (1 áo phao, quần áo, thêm áo khoác mỏng để mặc khi thời tiết se lạnh); Mang theo quần áo mùa hè nếu đi mùa hè. Còn mùa đông cần trang bị quần áo, mũ, tất dày dặn, chống lạnh.

Chuẩn bị một số thuốc đau đầu, đau bụng, nước sạch dự phòng, lương khô hoặc mì tôm chống đói nếu cần.

Đảm bảo luôn có thể liên lạc qua điện thoại, không nên vào sâu các khu vực không có sóng điện thoại một mình, quá lâu.

Hà Giang mùa nào cũng đẹp

Nội dung

  • 1. Phương tiện đi lại ở Hà Giang
  • 2. Chỗ ăn nghỉ, khách sạn tại Hà Giang
  • 3. Ăn uống tại Hà Giang
  • 4. Lưu ý ứng xử khi gặp gỡ người dân dân bản địa
  • 5. Kinh nghiệm đối phó thời tiết Hà Giang
Zalo logo
Chat Zalo(8h - 24h)
Chat Facebook(8h - 24h)
(+84) 899 094 678(8h - 24h)