Hướng dẫn tham quan Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Quang Trung

Nguyễn Quang Trung

Travel Expert28/02/2021

Nhà hát lớn thành phố Hồ Chí Minh hay còn được gọi ngắn gọn là Nhà hát Thành phố hoặc Nhà hát Lớn. Là nơi chuyên tổ chức và biểu diễn các tiết mục nghệ thuật, đồng thời có thể sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn thu hút rất nhiều người tới thăm quan. Du khách đã có cơ hội ghé thăm nơi này chưa? Nếu câu trả lời là chưa thì hãy cùng đồng hành với Justfly trong bài viết dưới đây để tìm hiểu và khám phá kiến trúc độc đáo của Nhà hát Lớn này nhé!

Nôi dung

  • 1. Giới thiệu chung về Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh
  • 2. Cách di chuyển đến Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh
  • 3. Lịch sử hình thành Nhà hát lớn thành phố Hồ Chí Minh
  • 4. Kiến trúc độc đáo của Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh
  • 5. Hoạt động chính của Nhà hát thành phố
  • 6. Một số lưu ý khi tham quan Nhà hát thành phố
  • 7. Những địa điểm du lịch có thể kết hợp khi đến Nhà hát thành phố
  • Điểm đến nổi bật

Nhà hát lớn thành phố Hồ Chí Minh hay còn được gọi ngắn gọn là Nhà hát Thành phố hoặc Nhà hát Lớn. Là nơi chuyên tổ chức và biểu diễn các tiết mục nghệ thuật, đồng thời có thể sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn thu hút rất nhiều người tới thăm quan. Du khách đã có cơ hội ghé thăm nơi này chưa? Nếu câu trả lời là chưa thì hãy cùng đồng hành với Justfly trong bài viết dưới đây để tìm hiểu và khám phá kiến trúc độc đáo của Nhà hát Lớn này nhé!



1. Giới thiệu chung về Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà hát nằm ở địa chỉ số 7 đường Công Trường Lam Sơn, phường Bến Nghé, quận 1, có kiến trúc đặc biệt, mang đậm phong cách Gothic thịnh hành ở Pháp cuối thế kỷ 19, vì thế nhà hát tại Sài Gòn có đôi nét kiến trúc giống với nhà hát Lớn tại Hà Nội.

Khung cảnh bên ngoài của Nhà hát

Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh hiện là địa điểm chuyên tổ chức các chương trình sân khấu chuyên nghiệp như biểu diễn kịch nói, cải lương, ca nhạc, opera, múa bale… cho tất cả các đoàn nghệ thuật lớn của thành phố cũng như khu vực miền Nam. Bởi vậy, nếu bạn muốn mua vé vào tham quan nhà hát, bạn có thể mua vé xem các chương trình biểu diễn quầy hoặc trên Website của nhà hát.Sau khi kết thúc chương trình bạn có thể đi quanh nhà hát chụp ảnh và tham quan kiến trúc nơi đây. Vì vậy, giá vé và thời lượng tham quan sẽ phụ thuộc vào từng chương trình biểu diễn. Giá vé sẽ dao động xoay quanh 700.000 đồng/người.

  • Giờ mở cửa hoạt động: 09:00 - 16:30 (ngày thường); 09:00 - 12:00 (cuối tuần)

2. Cách di chuyển đến Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh nằm ở công trường Lam Sơn rất gần trung tâm thành phố, do đó bạn có thể di chuyển tới đây bằng xe máy, xe ô tô, xe bus, theo tour du lịch hoặc thậm chí bằng xe lửa.

Xe máy

Đây là phương tiện phù hợp nếu bạn đi từ 1-2 người. Trước khi đi, bạn cần kiểm tra xăng xe và động cơ để đảm bảo an toàn. Bạn có thể gửi xe tại Bãi giữ xe nhà hát thành phố. Bãi đỗ xe mở cửa từ : 08:00 - 22:00 (Sức chứa : 200 xe máy)

Xe ô tô

Bạn có thể di chuyển tới nhà hát bằng xe ô tô. Bạn nên tránh di chuyển vào giờ cao điểm vì mức độ ùn tắc cao. Bạn có thể gửi xe tại bãi đỗ xe ô tô nhà hát thành phố. Tại đây, mở cửa từ 08:00 - 22:00 (Sức chứa : 50 xe ô tô)

Xe bus

Di chuyển bằng xe bus là cách an toàn, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường nhất. Các tuyến xe bus gần Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh mà bạn có thể đi như: 02, 03, 19, 45, 53. Di chuyển bằng các tuyến xe bus trên bạn có thể dừng lại tại địa điểm dưới đây:

  • Công Trường Mê Linh cách khoảng 273 mét, 4 phút đi bộ.

  • Nhà Hát Thành Phố cách khoảng 119 mét, 2 phút đi bộ.

  • Sở Kế Hoạch & Đầu Tư cách khoảng 279 mét, 4 phút đi bộ.

  • Trung Tâm Vincom cách khoảng 211 mét, 3 phút đi bộ.

Nha hát thu hút nhiều du khách đến Sài Gòn

3. Lịch sử hình thành Nhà hát lớn thành phố Hồ Chí Minh

Nhà hát lớn thành phố Hồ Chí Minh được xem là một địa danh văn hoá lịch sử lâu đời. Nhà hát được khánh thành vào ngày 1 tháng 1 năm 1900 bởi chính quyền Pháp. Nơi đây được xây dựng với mục đích sẽ trở thành một trung tâm giải trí dành riêng cho những vị khách sang trọng.

Một góc chụp của nhà hát

Năm 1863, chính quyền Pháp đã mời một đoàn hát sang biểu diễn tại Sài Gòn để giải trí cho lính viễn chinh Pháp. Lúc đầu, đoàn biểu diễn tạm tại nhà gỗ của dinh Thủy sư đề đốc tại Công trường Đồng Hồ. Sau đó, một nhà hát tạm được lập ở vị trí Khách sạn Caravelle ngày nay. Năm 1898, Nhà hát lớn được khởi công ngay cạnh nhà hát cũ và đến ngày 1 tháng 1 năm 1900 thì khánh thành.

Thiết kế rộng lớn ở bên trong

Giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, việc đem gánh hát từ Pháp sang đây biểu diễn hoàn toàn do sự trợ cấp của chính quyền thành phố. Tuy có dự định nơi đây sẽ trở thành một khu trung tâm giải trí dành riêng cho những nhân vật sang trọng, nhưng Nhà hát Tây càng ngày càng mất khách, vì các tay ăn chơi bị các hộp đêm, các quán ăn có nhạc và khiêu vũ giúp vui thu hút hầu hết...

Góc chụp ấn tượng trong nhà hát

Sau thời gian đầu hoạt động sôi nổi, nhà hát chỉ còn sinh hoạt cầm chừng với các buổi ca hát, hòa nhạc và cải lương. Do có nhiều chỉ trích về kiến trúc rườm rà và chi phí tổ chức tốn kém, nên chính quyền thành phố đã từng có ý định chuyển nhà hát thành nơi hòa nhạc (Salle de Concert). Tuy nhiên, ý định này đã không được thực hiện. Vào năm 1944, nhà hát bị phi cơ Đồng Minh oanh tạc, làm hư hại hại nặng, phải ngưng hoạt động.

Hoa văn vô cùng tinh tế độc đáo

Năm 1954, nơi đây được sử dụng làm nơi ở tạm trú cho các thường dân Pháp từ miền Bắc di cư vào Nam theo Hiệp định Genève năm 1954. Năm 1955, nhà hát được tu bổ cải tạo nhưng lại được sử dụng với chức năng tòa Trụ sở Quốc hội của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Nhà hát có sức chứa lớn

Sau năm 1975, Nhà hát được trả lại chức năng ban đầu là tổ chức biểu diễn nghệ thuật. Năm 1998, nhân dịp 300 năm khai sinh Thành phố Sài Gòn, Chính quyền thành phố đã cho tu bổ lớn với phương châm bảo tồn phong cách kiến trúc ban đầu, với một số trang trí, điêu khắc nổi ở mặt tiền nhà hát như tượng nữ thần nghệ thuật, các dây hoa... được phục chế.


4. Kiến trúc độc đáo của Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh

Nhà hát thành phố thuộc loại di tích kiến trúc nghệ thuật; Diện tích 2016m². Nhà hát lớn Sài Gòn là một đối trọng về mặt kiến trúc với Nhà hát lớn Hà Nội (cất năm 1911, kiến trúc theo mẫu Opéra Garnier tại Paris, 900 chỗ ngồi, kiến trúc sư Broger et Harloy). Nhà hát Sài Gòn giữ riêng nét đặc thù có một không hai. Tác giả của tòa kiến trúc này là các kiến trúc sư Félix Olivier, Ernest Guichard và Eugène Ferret xây dựng năm 1900 theo lối kiến trúc "flamboyant" của thời Đệ tam cộng hòa Pháp.

Toàn cảnh không gian của ghế khán giả

Cửa mặt tiền chịu ảnh hưởng nghệ thuật khá rõ nét của Petit Palais cất cùng năm tại Pháp. Thiết kế bên trong tân tiến với đầy đủ thiết bị cho âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt còn 2 tầng lầu tổng cộng 1800 chỗ ngồi. Toàn bộ các mẫu trang trí, phù điêu mặt tiền và nội thất đều được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ 19 và gửi từ Pháp qua.

Thiết kế bên ngoài vô cùng ấn tượng

Tuy vậy, về phần trang trí ở mặt tiền nhà hát cũng có nhiều lời chỉ trích. Theo phong cách Đế quốc (sau được trang trí thêm theo phong cách Beaux Arts, rồi giản tiện hóa kiểu Art Deco), mặt tiền nhà hát được trang trí nhiều phù điêu và tượng đắp nổi giống như tòa thị chính, nên bị chỉ trích là khá rườm rà và rối rắm. Vì vậy vào năm 1943, một số chi tiết trang trí này đã bị dỡ bỏ với mục đích trẻ trung hóa phong cách kiến trúc.

Khung cảnh bên ngoài nhà hát

Vào năm 1998, nhân dịp kỷ niệm 300 thành lập Thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền đương thời phục hồi chức năng cũ là nhà hát thành phố cũng như đã cho phục hồi một số trang trí như tượng 2 nữ thần nghệ thuật, các dây hoa, hai cây đèn... trong đợt cải tạo và nâng cấp nhà hát.

Hiện nay, vườn hoa trước Nhà hát Lớn đã được dỡ bỏ để xây dựng công trình metro đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như của toàn Việt Nam.


5. Hoạt động chính của Nhà hát thành phố

Nhà hát thành phố có kiến trúc cổ kính, uy nghi với 1 tầng trệt, hai tầng lầu, 1800 ghế, không khí thoáng, hệ thống âm thanh ánh sáng hiện đại, là nơi tổ chức biểu diễn sân khấu chuyên nghiệp như: biểu diễn kịch nói, cải lương, ca nhạc, múa Balê, dân tộc, Opera cho tất cả các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước.

Những màn trình diễn quy mô

5 show diễn nhất định phải xem khi đến Nhà hát Thành phố:

  • À Ố Show: Thanh âm “À” nghĩa là ‘làng’ và “Ố” gợi nhớ cho ‘phố’. Vở diễn đưa bạn về vùng quê Nam Bộ có phần mộc mạc, giản dị, khi quen thuộc lúc đầy ắp những bất ngờ, thú vị với đạo cụ là những vật dụng bằng tre nứa quen thuộc.

  • Opera Gala: Các đêm nhạc giao hưởng với các giai điệu huyền thoại từ các nhà soạn nhạc danh tiếng như Bach, Mozart, Beethoven.

Những màn biểu diễn ấn tượng
  • The Mist: Sương sớm là buổi biểu diễn đầy cảm xúc thể hiện cuộc sống của cộng đồng người Việt Nam. Theo dõi một câu chuyện tập trung vào truyền thống canh tác lúa gạo, một biểu tượng mạnh mẽ của Việt Nam như một quốc gia bắt nguồn từ nông nghiệp. Xem các điệu nhảy tân cổ điển và hiện đại được thực hiện một cách khéo léo bởi dàn diễn viên biểu diễn. Chứng kiến một chương trình thổi hồn vào số phận của nông dân từ lúc bình minh cho đến khi thu hoạch dồi dào.

  • Nhạc kịch – Vũ kịch: Những huyền thoại vũ kịch kinh điển được trình diễn bởi các diễn viên chuyên nghiệp và dàn nhạc tài ba.

  • Các chương trình âm nhạc Việt Nam: Ca ngợi quê hương, đất nước và con người Việt Nam thông qua lời ca, tiếng hát và nghệ thuật diễn xuất.

Sân khấu rộng rãi và chuyên nghiệp

6. Một số lưu ý khi tham quan Nhà hát thành phố

  • Bởi việc tham quan Nhà hát sẽ gắn liền với từng chương trình biểu diễn âm nhạc/nghệ thuật, do vậy bạn nên đến trước giờ bắt đầu biểu diễn khoảng 15-30 phút để tránh vào giữa chừng, tìm chỗ ngồi, chụp ảnh hoặc tham quan trước khi chương trình bắt đầu.

  • Vào cuối chương trình, đây là lúc các nghệ sĩ sẽ giao lưu với khán giả. Bạn nên chuẩn bị trước máy ảnh hoặc điện thoại để chụp ảnh lưu niệm và những câu hỏi mà bản thân mình thắc mắc.

  • Không nên mang thức ăn, đồ uống có mùi vào nhà hát gây ảnh hưởng đến không khí môi trường chung.

  • Khi vào Nhà hát Thành phố, bạn nên ăn mặc lịch sự, gọn gàng, chỉnh chu, tránh mặc những trang phục gây phản cảm.

Khuôn viên trong xanh của nhà hát

7. Những địa điểm du lịch có thể kết hợp khi đến Nhà hát thành phố

Khi tham quan và thưởng thức các tiết mục biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát, du khách có thể dễ dàng đi bộ đến nhiều địa danh nổi tiếng khác cùng khu vực như Dinh Độc Lập, Bưu điện thành phố, hay Nhà thờ Đức Bà,..


6.1. Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập là một trong những Di tích lịch sử văn hoá quốc gia, là một biểu tượng cho sự chiến thắng, hoà bình và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ta. Dinh Độc Lập hay còn được gọi là Dinh Thống Nhất, nơi đây luôn là địa điểm du lịch hấp dẫn các du khách trong và ngoài nước. Tới đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng quang cảnh theo đúng kiến trúc phong thuỷ Việt Nam của Dinh Độc Lập, được xây dựng trên dinh Norodom với diện tích sàn lên đến 120.000 mét vuông.

  • Địa chỉ: Số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Toàn cảnh Dinh Độc Lập

6.2. Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà hay còn gọi cách khác là Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, nằm giữa trung tâm Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh là một trong những biểu tượng của Sài Gòn. Tới đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng và chụp ảnh tại không gian kiến trúc Pháp do kiến trúc sư J.Bourard với phong cách Roman kết hợp với kiến trúc Gothic, bao gồm cả thánh đường, tháp chuông và công viên bên ngoài.

  • Địa chỉ: Số 1, Công xã Paris, phường Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh.

  • Thời gian mở cửa tham quan Nhà thờ:

Sáng: 8:00-11:00

Chiều: 14:00 - 16:00

  • Lịch làm lễ tại Nhà thờ Đức Bà:

Sáng: bắt đầu từ 5:30

Chiều: bắt đầu từ 17:00

Ngoài ra, đối với ngày Chủ nhật - Ngày Chúa Nhật sẽ diễn ra vào thứ 7 Thánh lễ. Thời gian diễn ra Thánh lễ sẽ rơi vào những múi giờ cố định như sau:

Sáng: 5:30 - 6:30 - 7:30 - 9:30 ( thánh lễ bằng Tiếng Anh ).

Chiều: 17:15 - 18:30

Toàn cảnh nhà thờ Đức Bà

6.3. Bưu điện thành phố

Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh nằm ngay cạnh nhà thờ Đức Bà, được xem là một trong những công trình kiến trúc được đánh giá tuyệt vời, cổ kính và độc đáo nhất thành phố. Nơi đây thu hút rất nhiều các bạn trẻ và du khách đến tham quan mỗi năm. Hãy thử một lần đến đây và bạn sẽ có cơ hội để chiêm ngưỡng bức bản đồ Sài Gòn cổ từ năm 1936 và kiến trúc Pháp đẹp mê hoặc như đang lạc vào thủ đô Paris diễm lệ.

  • Địa chỉ: số 2 đường Quảng Trường Công xã Paris, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

  • Giờ mở cửa: 7:00 - 19:00.

  • Giá vé vào cửa: Miễn phí.

Không gian bên trong thiết kế với kiến trúc Châu Âu

Mong rằng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho chuyến du lịch đến với Nhà hát Thành phố Sài Gòn của bạn thêm phần thú vị!


Nội dung

  • 1. Giới thiệu chung về Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh
  • 2. Cách di chuyển đến Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh
  • 3. Lịch sử hình thành Nhà hát lớn thành phố Hồ Chí Minh
  • 4. Kiến trúc độc đáo của Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh
  • 5. Hoạt động chính của Nhà hát thành phố
  • 6. Một số lưu ý khi tham quan Nhà hát thành phố
  • 7. Những địa điểm du lịch có thể kết hợp khi đến Nhà hát thành phố
  • Điểm đến nổi bật

Đăng ký nhận ngay khuyến mãi

Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn


Zalo logo
Chat Zalo(8h - 24h)
Chat Facebook(8h - 24h)
(+84) 968 368 678(8h - 24h)