Tháp đôi Petronas - niềm kiêu hãnh của người dân Malaysia

Nguyễn Quang Trung

Nguyễn Quang Trung

Travel Expert28/02/2021

Tháp đôi Petronas - một địa điểm tham quan nổi tiếng tại Malaysia rất dễ được mọi người nhận ra dù chỉ nhìn thoáng qua, đồng thời đây cũng chính là toà nhà cao thứ 12 trên thế giới và là nét nổi bậc nhất về kiến trúc tại thủ đô Kuala Lumpur. Mọi người thường ví von rằng Tháp đôi Petronas chính là biểu tượng của Malaysia, hệt như Tháp Eiffel nổi tiếng thuộc sở hữu của nước Pháp hoa lệ. Hôm nay hãy cùng Justfly khám phá, tìm hiểu về lịch sử đằng sau công trình kiến trúc khổng lồ này và nhớ đừng bỏ qua nếu bạn đến với thủ đô của Malaysia nhé.

Nôi dung

  • 1. Đôi nét về Tháp đôi Petronas
  • 2. Lịch sử của Tháp đôi Petronas
  • 3. Cấu trúc vững chắc của Tháp đôi Petronas
  • 4. Hướng lên bầu trời - bắt đầu quá trình xây dựng những toà tháp
  • 5. Thu hẹp khoảng cách với “đàn anh”, tiến dần hơn với việc “soán ngôi”
  • 6. Tháp đôi Petronas của ngày hôm nay
  • 7. Những cột mốc đáng nhớ của Petronas - niềm kiêu hãnh của Malaysia

Tháp đôi Petronas - một địa điểm tham quan nổi tiếng tại Malaysia rất dễ được mọi người nhận ra dù chỉ nhìn thoáng qua, đồng thời đây cũng chính là toà nhà cao thứ 12 trên thế giới và là nét nổi bậc nhất về kiến trúc tại thủ đô Kuala Lumpur. Mọi người thường ví von rằng Tháp đôi Petronas chính là biểu tượng của Malaysia, hệt như Tháp Eiffel nổi tiếng thuộc sở hữu của nước Pháp hoa lệ. Hôm nay hãy cùng Justfly khám phá, tìm hiểu về lịch sử đằng sau công trình kiến trúc khổng lồ này và nhớ đừng bỏ qua nếu bạn đến với thủ đô của Malaysia nhé.


1. Đôi nét về Tháp đôi Petronas

Tháp đôi Petronas

Là toà nhà chọc trời cao thứ 12 trên thế giới cũng như là toà nhà “sinh đôi” duy nhất, Tháp đôi Petronas được xem là ngọn hải đăng quốc tế của Malaysia và cho đến ngày nay, Petronas vẫn giữ vững danh hiệu “toà tháp đôi cao nhất thế giới” của mình. Có lẽ Tháp đôi Petronas rất có ý nghĩa về tính biểu tượng đối với Kuala Lumpur - thủ đô của Malaysia như việc Tháp Eiffel rất có ý nghĩa với Paris và Tượng Nữ thần Tự do của New York.

Tháp Đôi Petronas được lấy cảm hứng từ tầm nhìn của Peli về những viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời, các hoạ tiết nghệ thuật Hồi giáo đã được tích hợp vào thiết kế của toà nhà, tạo thành một ngôi sao tám cánh khác biệt. Theo Hồi giáo - tôn giáo quốc gia của Malaysia, hình ảnh các ô vuông chồng chéo lên nhau tạo thành một ngôi sao được xem là tượng trưng cho sự thống nhất, biểu thị sự ổn định và hài hoà qua các đường hợp lý, bằng nhau.

Bên cạnh đó, những thiết kế nội thất của Tháp đôi Petronas dựa vào văn hoá Malaysia một cách gắn kết, mạnh mẽ, thể hiện thông qua việc vẽ các hoa văn từ nghệ thuật dệt vải Songket, hoạ tiết được chạm khắc trên gỗ và thảm cọ Bertam đặc trưng của khu vực phía Đông Malaysia, bên cạnh những hoạt tiết được khắc theo hình dạng tam giác một cách lặp đi lặp lại - nét phổ biến của văn hoá Đông Nam Á.

Có lẽ không phải ai cũng biết được rằng năm nay - 2019 sẽ đánh dấu đúng 23 năm từ ngày toà tháp đôi bắt đầu được khởi công xây dựng, từ một dự án không chỉ giúp thay đổi tầm nhìn về hướng đường chân trời thành phố mà còn thay đổi, trở thành trái tim của một quốc gia. Quả thật không sai khi nói rằng Tháp đôi Petronas chiếm một vị trí quan trọng tại Kuala Lumpur, giúp đưa thủ đô của Malaysia trở thành một thành phố thuộc hàng đẳng cấp thế giới.

Với dáng đứng hiên ngang, sừng sững, nổi bật hơn hẳn phần còn lại của Kuala Lumpur với độ cao đáng kinh ngạc lên đến 451.9 mét (tương đương với 1.482.6 feet), toà nhà sinh đôi này chính là kiệt tác do kiến trúc sư bậc thầy chuyên thiết kế những toà nhà chọc trời người Mỹ gốc Argentina - Cesar Pelli tạo ra. Ông cũng chính là thiết kế toà nhà Trung tâm Tài chính Thế giới New York tại Mỹ. Chính thủ tướng thứ tư của Malaysia, ông Tun Dr. Mahathir Mohamad đã uỷ thác cho kiến trúc sư này xây dựng một công trình được xem là biểu tượng của quá trình đô thị hoá hiện đại của quốc gia này cũng như là biểu tượng của thế kỷ 21 được công nhận trên phạm vi toàn thế giới.

Quá trình khởi công, xây dựng toà Tháp đôi Petronas bắt đầu vào ngày 1 tháng 3 năm 1993 và các toà nhà chính thức được Thủ tướng Malaysia cắt băng khánh thành vào ngày 1 tháng 8 năm 1999. Cả một quá trình xây dựng công trình nổi bậc, được xem là biểu tượng của một Malaysia phồn thịnh, phát triển, hiện đại chỉ trong vòng vỏn vẹn 6 năm. Ngoài ra, chiến công lừng lẫy này chính là kết quả của một sự cạnh tranh lẫn phối hợp giữa hai tập đoàn xây dựng do chính phủ nước này uỷ quyền: một do Tập đoàn Hazama của Nhật Bản và hai là công ty Hàn Quốc, Samsung C&T Corporation.

2. Lịch sử của Tháp đôi Petronas

Quay ngược thời gian về lại năm 1991, khi Tháp Sears được xem là toà nhà cao nhất thế giới. Vào lúc ấy, không ai có điện thoại di động, DVD chưa được phát minh và thậm chí, Internet không phải là một điều gì đó có thể trở thành hiện thực trong mắt các nhà nghiên cứu công nghệ máy tính thế giới, những người mà khi ấy rất hào hứng với việc ra mắt sắp đến của một hệ điều hành được xem là sáng kiến vào lúc ấy - hệ điều hành Windows 3.1.

Và cũng chính vào khoảng thời gian ấy, tại trung tâm thủ đô Malaysia có một khu đất rộng 40 héc-ta đã từng bị câu lạc bộ Selangor Turf trưng dụng. Chính quyền địa phương đã quyết định đòi lại mảnh đất này với mục đích giảm bớt lưu lượng giao thông lúc này đang trên đà phát triển tại Kuala Lumpur, thế nhưng cuối cùng, chính điều này đã để lại một khoảng lớn đất tại ngay khu vực trung tâm thủ đô với giá trị lên đến hàng triệu đô la.

Và còn cách nào tốt hơn để sử dụng mảnh đất có giá trị như vậy hơn việc xây dựng một toà nhà chọc trời tại đó. Để thể hiện sự phát triển phồn thịnh của Malaysia cũng như mong muốn quốc gia có thể trở thành một nước nổi bật hơn trên trường quốc tế, chính phủ Malaysia đã quyết định xây dựng một toà tháp nổi bật với 88 tầng để đặt văn phòng của Công ty Dầu khí Quốc gia, Petronas.

Và lúc này, chính phủ quyết định sẽ sử dụng bê tông cốt thép cho kiến trúc thượng tầng, thay vì dùng khung thép thông thường được dùng trong hầu hết các toà nhà chọc trời trên thế giới. Lý do Malaysia đưa ra quyết định này vì tại đất nước họ có nhiều công nhân có kinh nghiệm hơn về phương pháp xây dựng bằng bê tông và chính vật liệu này cũng là nguồn lực có sẵn tại địa phương. Nếu như nhập một lượng lớn thép đúng với yêu cầu của Tháp Petronas, vậy thì sẽ mất thêm một khoản phí rất lớn. Chính vì vậy nên bê tông cốt thép đã được lựa chọn, và dù chỉ có giá bằng một nửa so với thép nhưng khối lượng của nó cũng nặng hơn hẳn gấp đôi.

3. Cấu trúc vững chắc của Tháp đôi Petronas

Kiến trúc của Tháp đôi Petronas

Công trình xây dựng Tháp đôi Petronas chính thức được khởi công vào ngày 1 tháng 3 năm 1993, sau khi những nhà đầu tư đã hoàn thành việc đền bù, giải toả toàn bộ khu vực xung quanh đó về phía Đông Nam 60 mét - nơi vốn được dự tính xây dựng toà tháp lúc ban đầu.

Vị trí ban đầu không thích hợp dùng để xây một toà nhà chọc trời vì sự bất thường tại nền tảng ỏ đó, khiến việc chịu đựng trọng lượng khổng lồ của toà nhà trở thành một thách thức gần như không thể thực hiện được. Chính vì thế nên một vị trí mới đã được đề xuất và sau một quá trình khảo sát nhanh chóng, nền móng của toà tháp đã được đào với độ sâu lên đến 21 mét - độ sâu đủ khả năng “nuốt chửng” cả một toà nhà 5 tầng. Toàn bộ quá trình đào móng đã được tiến hành với khoảng 500 xe tải chở đất đưa đi mỗi đêm.

Để có thể chịu được trọng lượng lên đến 300.000 tấn của một toà nhà chọc trời, chắc chắn quá trình xây dựng móng phải là một kỳ công kỹ thuật ấn tượng. Thế nhưng để có thể đổ được một lớp nền chịu được cả hai toà tháp như vậy, bên cạnh việc kiến trúc sư phải là người cực kì am hiểu về kỹ thuật kết cấu, thì công trình phải được xây dựng hoàn toàn mọi thứ từ bê tông cốt thép để thể biến toà tháp trở thành một trong những quá trình đổ bê tông liên tục lớn nhất và dài nhất trong lịch sử Malaysia.

Mỗi toà tháp đòi hỏi phải có một bộ móng rộng đủ lớn bao gồm một loạt các cọc bê tông cốt thép được đóng sâu vào móng. Ngay khi 104 cọc bê tông dùng để làm nền tảng chống đỡ cho một toà tháp được đóng vào lòng đất, ngay sau đó một chiếc bê tông móng đè có độ dày khoảng 4.6 mét được đổ bao bọc xung quanh. Quá trình này diễn ra liên tục trong vòng 54 giờ - một tốc độ đáng kinh ngạc.

Cả quá trình từ khi bắt đầu giải toả, khai quật cho đến khi hoàn thành nền móng đồ sộ, khổng lồ này mất một năm. Và bây giờ, công tác xây dựng những toà tháp cuối cùng cũng đã có thể bắt đầu.

4. Hướng lên bầu trời - bắt đầu quá trình xây dựng những toà tháp

Và trong các kế hoạch ban đầu do kiến trúc sư chính là Cesar Pelli đưa ra, những toà tháp cao nhất nằm ở khoảng độ cao 427, chỉ thua toà nhà cao nhất là thế giới - tháp Chicago Sears khoảng 15 mét mà thôi. Khi thủ tướng Malaysia đến khảo sát công trình, ông đã yêu cầu các kiến trúc sư và kỹ sư làm thế nào hai toà tháp có thể cao hơn với mục đích biến nơi sở hữu toà tháp cao nhất thế giới phải là tại Malaysia.

Và tuy rằng các kiến trúc sư đã không thêm bất kì tầng nào vào bản vẽ cũ trước đó, họ vẫn tìm ra cách đẩy chiều cao của toà tháp lên đến hơn 450 mét, chiếm ngôi cao nhất của Toà nhà Empire New York được xây dựng vào năm 1931. Ngoài ra, một quyết định ngoài lề khác đã được đưa ra, đó chính là mỗi công trình xây dựng tháp sẽ được bàn giao cho một nhà thầu khác nhau, và quả thật, hai nhà thầu khác nhau đến từ hai quốc gia đã được lựa chọn để xây dựng công trình Tháp đôi Petronas kì vĩ.

Đầu tiên là tập đoàn Hazama có trụ sở tại Nhật Bản đã được giao cho việc xây dựng toà Tháp Một. Trong khi đó, tập đoàn Samsung C&T Corporation của Hàn Quốc sẽ tiến hành việc xây dựng Tháp Hai lẫn Skybridge - nơi liên kết giữa hai toà tháp, đồng thời giúp toà Tháp đôi Petronas không bị tình trạng rung lắc, lung lay quá nhiều khi gió lớn.

Nhân lực để xây dựng toà tháp đôi chính là hàng ngàn công nhân, gồm cả công nhân bản địa lẫn công nhân nước ngoài đến từ hai công ty xây dựng chính. Có một cuộc đua ngầm đã diễn ra trong suốt quá trình xây dựng để xem công ty nào có thể hoàn thành việc xây dựng công trình nhanh nhất cũng như là tốt nhất, chắc chắn nhất.

Và nếu có ai đó thắc mắc rằng công ty nào đã chiến thắng, thì đó chính là một “cuộc đua” ngang tài ngang sức, cuối cùng kết thúc với một kết quả hoà. Tuy công ty xây dựng đến từ Hàn Quốc phải xây dựng cả Tháp Hai lẫn Skybridge, và họ phải bắt đầu xây dựng sau công ty Nhật Bản đến tận một tháng, thế nhưng đến cuối cùng, công ty Hàn Quốc đã hoàn thành trước nhất, thậm chí trước khoảng một tuần so với công ty xây dựng đến từ Nhật Bản.

Khi các toà tháp đã dần hoàn thiện và hướng về phía bầu trời xanh trong, hàng loạt các tấm thép không gỉ đã được lắp đặt vào phần mặt tiền, bao gồm khoảng 83.500 mét vuông được ép đùn bằng thép không gỉ và 55.000 mét vuông bằng kính dày nhiều lớp (kính cường lực). Công trình này được xây dựng với mục tiêu hiện thực hoá tầm nhìn của Peli, khi toà Tháp đôi Petronas được xem như một biểu tượng của viên kim cương đa diện lấp lánh rực rỡ dưới ánh mặt trời.

5. Thu hẹp khoảng cách với “đàn anh”, tiến dần hơn với việc “soán ngôi”

Skybridge

Một điểm nổi bật khiến tháp đôi không bị du khách nhầm lẫn với các toà nhà chọc trời khác đó chính là Skybridge - nơi liên kết hai toà tháp nằm tại khu vực tầng 41 và 42.

Skybridge chính là một cây cầu hai tầng cao nhất thế giới, có chiều dài khoảng chừng 58 mét. Đây là một công trình với hệ thống phức tạp gồm bản lề, khe co giãn và ổ trục hình cầu, đảm bảo Skybridge có thể đứng vững, ngay cả khi hai toà tháp bị rung lắc do các yếu tố nào tác động.

Việc nâng Skybridge đã được đúc sẵn vào vị trí chính xác của nó là một nhiệm vụ đặc biệt, đòi hỏi khắt khe sự khéo léo. Chính vì thế nên một công ty kỹ thuật chuyên ngành đã được giao nhiệm vụ quan trọng này, với mục đích quản lý quá trình lắp ráp một công trình có trọng lượng lên đến 450 tấn - bao gồm khối lượng 325 tấn của cấu trúc chính và các chân hỗ trợ và các thiết bị khác lên đến độ cao hơn 170 mét so với mặt đất.

Quá trình gồm chín bước này mất khoảng thời gian hơn một năm, bao gồm cả việc kiểm tra và lập kế hoạch cũng như mất hai tuần để thực hiện. May mắn rằng cuối cùng mọi việc đã được thực hiện và hoàn thành một cách hoàn hảo. Và cuối cùng, quá trình xây dựng toà Tháp đôi Petronas nổi tiếng đã đi đến những giai đoạn cuối với việc đặt “vương miện” trên đỉnh hai toà tháp này. Những “vương miện” này là những chiếc ghim bằng thép không gỉ, cao 73.5 mét, được thiết kế thêm vào để đẩy độ cao của công trình lên 451.9 so với mặt đất.

Các chóp cao của toà tháp bao gồm một cột, một quả bóng ở ngọn và một vòng cầu được nâng lên từng phần và ráp lại với nhau trong vòng một tháng sau khi hai toà tháp đã đạt đúng độ cao đề ra trước đó.

Và ngay sau đó một tháng, Hội đồng thẩm định các toà nhà cao tầng và môi trường sống đô thị đã tuyên bố toà Tháp đôi Petronas lung linh, hiện đại của Malaysia chính là toà tháp cao nhất thế giới.

Một tầm nhìn mới của quốc gia đã được công nhận và công sức của 37 tháng quyết tâm, làm việc chăm chỉ, không mệt mỏi suốt ngày lẫn đêm của hàng ngàn công nhân Malaysia lẫn công nhân nước ngoài đã được đền đáp bằng một biểu tượng sáng ngời, cao ngất của một đất nước đã sẵn sàng xoay mình phát triển, trở thành một trong những thành phố thuộc hàng đẳng cấp nhất thế giới khi bước vào thế kỷ mới.

6. Tháp đôi Petronas của ngày hôm nay

Tháp đôi Petronas của ngày hôm nay

Tháp đôi Petronas đã được công nhận là toà nhà chọc trời cao nhất thế giới, thế nhưng lại không may mắn giữ vững vị trí của mình được lâu. Vào năm 2004, toà nhà Taipei 101 đã vươn lên chiếm vị trí hàng đầu, tuy nhiên cũng không giữ được lâu vì phải trao lại “vương miện” cho toà nhà Burj Khalifa của Dubai vào năm 2010.

Có một điều thú vị rằng vào thời điểm Malaysia đưa ra những mục tiêu và không biết có thể đạt được trong năm 2020 hay không, thì lại có một dự đoán xuất hiện rằng toà Tháp đôi Petronas nổi tiếng sẽ chiếm một vị trí chễm chệ vào top 10 toà nhà chọc trời cao nhất thế giới nhờ vào kỹ thuật xây dựng tiến bộ của mình. Và thực tế thì Toà tháp Đôi rất có thể sẽ hơi lép vế một xíu với vị trí 27 khi năm 2020 bắt đầu, và nhiều công trình toà nhà chọc trời khác của các quốc gia khác rục rịch khởi công lẫn hoàn thành.

Thế nhưng sẽ hiếm có một công trình nào có thể bày tỏ được sự chuyển mình thật sự của một quốc gia cho cả thế giới thấy, hệt như những gì toà Tháp đôi Petronas đã làm được. Chính công trình kiến trúc đồ sộ này đã khẳng định cho toàn thế giới thấy rằng giờ đây, Malaysia không còn là một quốc gia lạc hậu mà đã đang thật sự dần trở nên hiện đại, tiên tiến, phát triển bậc nhất, có thể so sánh với các nước khác.

Bên cạnh việc ngày nay toà tháp Một của Tháp đôi là trụ sở của Petronas, công ty năng lượng dầu khí hàng đầu tại Malaysia, nơi đây cũng được dùng để xây dựng Suria KLCC - một trong những trung tâm mua sắm tốt nhất hàng đầu tại quốc gia này.

Bên cạnh đó, tại toà Tháp còn có những công trình khác, ví dụ như Aquaria KLCC, thuỷ cung tốt nhất Malaysia. Cung như công viên KLCC - một dự án “lá phổi xanh” được quản lý đô thị hết sức quan tâm vì sức khoẻ của công dân sinh sống tại Kuala Lumpur.

Ngoài ra, tại khu vực Tháp hai vẫn còn có một số công ty khác sử dụng làm văn phòng, ví dụ như Accenture, AJ Jazeera International, Bloomberg, Boeing, Exact Software, IBM, Khazanah Nasional Berhad, McKinsey & Co, Microsoft và Newfield Exploration.

Ngoài ra khu vực Skybridge nằm tại khu vực tầng 41 và 42 và khu vực đài quan sát tại tầng 86 được dùng để chào đón khách du lịch có nhu cầu quan sát toàn cảnh Kuala Lumpur từ trên cao với số khách tối đa 800 khách mỗi ngày.

7. Những cột mốc đáng nhớ của Petronas - niềm kiêu hãnh của Malaysia

  • Tháng 3 năm 1993: bắt đầu khởi công, xây dựng nền móng

  • Tháng 3 năm 1994: Hoàn thành và xây dựng nền móng cho khu vực Tháp Một. Bắt đầu quá trình xây dựng.

  • Tháng 4 năm 1994: Hoàn thành và xây dựng nền móng cho khu vực Tháp Hai. Bắt đầu quá trình xây dựng.

  • Tháng 5 năm 1995: Skybridge được lắp ráp bởi công ty xây dựng đến từ Hàn Quốc.

  • Tháng 8 năm 1995: Skybridge được nâng vào đúng vị trí.

  • Tháng 2 năm 1996: Hoàn thành cả hai toà tháp.

  • Tháng 3 năm 1996: Xây dựng những đỉnh và chóp đỉnh của hai toà tháp.

  • Tháng 4 năm 1996: Tháp đôi Petronas chính thức được công nhận là toà nhà chọc trời cao nhất thế giới.

Toà Tháp đôi Petronas nổi tiếng được xem là một biểu tượng về công trình xây dựng của Malaysia. Việc check-in với toà Tháp đôi được xem là một minh chứng về việc đã từng đến với Malaysia - quốc gia của sự giao hoà, đa dạng về nhiều nền văn hoá. Nếu đến với Malaysia, Justfly bật mí rằng bạn đừng nên bỏ qua việc tham quan toà Tháp đôi Petronas nổi tiếng nhé.

Nội dung

  • 1. Đôi nét về Tháp đôi Petronas
  • 2. Lịch sử của Tháp đôi Petronas
  • 3. Cấu trúc vững chắc của Tháp đôi Petronas
  • 4. Hướng lên bầu trời - bắt đầu quá trình xây dựng những toà tháp
  • 5. Thu hẹp khoảng cách với “đàn anh”, tiến dần hơn với việc “soán ngôi”
  • 6. Tháp đôi Petronas của ngày hôm nay
  • 7. Những cột mốc đáng nhớ của Petronas - niềm kiêu hãnh của Malaysia
Zalo logo
Chat Zalo(8h - 24h)
Chat Facebook(8h - 24h)
(+84) 899 094 678(8h - 24h)