Top 15 món quà lưu niệm độc đáo chỉ có ở Nhật Bản

Bùi Nhật Lệ

Bùi Nhật Lệ

Travel Expert28/02/2021

Bạn đang băn khoăn không biết thứ nào nên mua khi du lịch Nhật Bản? Có rất nhiều thứ đáng mua tại xứ sở mặt trời mọc này, dưới đây là danh sách 15 món bạn chỉ có thể mua được ở Nhật Bản. Nếu có cơ hội đến Nhật Bản thì đừng bỏ lỡ cơ hội mua những thứ này nhé!

Nôi dung

  • 1. Bánh Quy Shiroi Koibito
  • 2. Omamori
  • 3. Mèo may mắn Maneki Neko
  • 4. Natto
  • 5. Búp bê Kokeshi
  • 6. Wagasa (Dù Nhật)
  • 7. Daruma
  • 8. Tượng Tanuki
  • 9. Hagoita
  • 10. Kendama
  • 11. Noren
  • 12. Koma
  • 13. Mặt nạ Noh
  • 14. Furin
  • 15. Katatatakibo

Bạn đang băn khoăn không biết thứ nào nên mua khi du lịch Nhật Bản? Có rất nhiều thứ đáng mua tại xứ sở mặt trời mọc này, dưới đây là danh sách 15 món bạn chỉ có thể mua được ở Nhật Bản. Nếu có cơ hội đến Nhật Bản thì đừng bỏ lỡ cơ hội mua những thứ này nhé!


1. Bánh Quy Shiroi Koibito

Bánh Quy Shiroi Koibito

Bánh Shiroi Koibito trong tiếng anh có nghĩa là người yêu màu trắng. Shiroi Koibito thật ra gồm 2 miếng bánh giòn hình chữ nhật kẹp lại với nhân sô-cô-la trắng ở giữa.

Loại bánh quy này cực kì ngon với hai lớp bánh quy bên ngoài có hương vị vanilla đậm đà. Sô-cô-la trắng bên trong thì mềm, mịn và rất là thơm. Nhìn chiếc bánh quy rất là đơn giản, và hương vị cũng khá là thanh. Bạn nhất định nên mua khi du lịch Nhật Bản.

2. Omamori

Omamori

Bùa may mắn Nhật Bản - Omamori là một chiếc bùa nhỏ bằng bàn tay hoặc nhỏ hơn, tượng trưng cho vị thần Shinto, giúp mang lại may mắn và bình an cho người đeo nó. Ở Nhật Bản, bạn có thể bắt gặp chiếc bùa này ở rất nhiều người. Từ việc đeo ở cổ, ở tay đến việc móc vào túi và ba lô...

Omamori là một trong 6 loại bùa được ưa chuộng tại Nhật Bản. Loại bùa này thường được thỉnh từ chùa về. Tuy nhiên hiện nay có nhiều nơi tự làm bùa và tự bán cứ không còn thỉnh ở chùa nữa. Bạn có thể tự tìm cách làm những chiếc bùa may mắn Nhật Bản nhưng nên nhớ phải có những pháp sư trong chùa làm phép thì mới có hiệu nghiệm. Đây cũng là một món quà phù hợp để tặng cho bạn bè và người thân để cầu cho họ luôn may mắn.

3. Mèo may mắn Maneki Neko

Mèo may mắn Maneki Neko

Đây là một hình ảnh rất quen thuộc khi bạn tới bất cứ đâu tại Nhật Bản. Từ các cửa hàng nhỏ đến các siêu thị lớn hay từ nhà ở đến công sở. Mèo may mắn Maneki Neko không chỉ được coi là một vật phẩm trang trí đẹp mắt, mà chúng còn được tin rằng sẽ mang lại sự may mắn, thịnh vượng.

Có 3 loại mèo cho bạn lựa chọn để phù hợp với bản thân: Mèo vẫy chân trái mang lại nhiều khách hàng. Vẫy chân phải mang đến may mắn tiền tài. Đưa cả 2 chân có nghĩa là bảo vệ cho gia đình hay việc kinh doanh. Giá bán của mèo may mắn tùy thuộc vào kích thước, màu sắc và ý nghĩa của chúng: khoảng 180.000 đến 2 triệu đồng một con. Vì là biểu tượng cho sự may mắn ở Nhật nên bạn không thể tìm thấy ở chỗ nào khác bán Maneki Neko đâu nên hãy tranh thủ mua cho mình một chú ngay đi nào.

4. Natto

Natto

Nếu bạn thích món đậu phụ thối của Đài Loan, thì có lẽ bạn sẽ muốn thưởng thức phiên bản thức ăn bốc mùi này của Nhật Bản – Nattō. Món ăn này được làm từ đậu nành đã được lên men với vi khuẩn nattō-kin. Đây là một món ăn truyền thống của Nhật Bản, nattō thường được dùng vào bữa sáng của nhiều người dân địa phương.

Mặc dù nó được cho là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không mấy ai yêu thích món ăn này do nó có mùi khó ngửi và kết cấu dinh dính, nhầy nhụa. Nattō thực sự rất kén người ăn. Bên nên mua và ăn thử món này vì nếu không xét về mùi thì vị của nó cùng khá hấp dẫn đấy! Món này còn để được rất lâu nếu bạn có ý định mang về nhà thì cũng đừng lo.

5. Búp bê Kokeshi

Búp bê Kokeshi

Từ lâu, Kokeshi cũng đã trở thành một món quà tinh tế quý giá cho những người đặc biệt. Trên thân một số búp bê được điền tên người được tặng cùng với một số câu thơ Haiku (lối thơ cổ của đất nước Phù Tang) theo phong cách thư pháp Nhật Bản truyền thống. Kích thước Kokeshi đa dạng, bé xíu như ngón tay và cũng có khi lớn như một em bé sơ sinh. Búp bê Kokeshi thực sự là một kiệt tác nghệ thuật tuyệt vời bởi chỉ qua vài đường nét vẽ giản đơn, người nghệ sĩ đã thổi hồn và tâm trạng của mình để biến những con búp bê gỗ tưởng chừng vô tri thành những tác phẩm đầy sống động.

6. Wagasa (Dù Nhật)

Wagasa (Dù Nhật)

Những cây dù có một bề dày lịch sử đáng kính nể trong văn hóa Nhật Bản. Dù wagasa không chỉ được dùng để che mưa mà còn là một phụ kiện thường dùng trong những nghi thức trà đạo hay trong kịch ca vũ truyền thống (kabuki). Mặc cho tình trạng hiện nay là dù nhựa rẻ tiền đang dần chiếm lĩnh thị trường, những cây wagasa được làm bằng tre và giấy Nhật vẫn là một biểu tượng truyền thống của người Nhật Bản và là một trong những vật lưu niệm phổ biến nhất.

7. Daruma

Daruma

Dựa trên hình tượng của Bồ Đề Đạt Ma (người sáng lập ra phái Thiền Tông trong Phật Giáo), Daruma là những con búp bê hình cầu, thường sơn màu đỏ, được coi như một loại bùa hộ mệnh cầu vận may, sự thịnh vượng và tiếp thêm sức mạnh để hoàn thành những ước mơ.

Một con búp bê Daruma khi bày bán thường không được vẽ mắt. Người mua vào lúc bắt đầu nói ra điều ước, sẽ vẽ vào một bên mắt, và bên mắt còn lại sẽ chỉ được vẽ hoàn chỉnh khi điều ước ấy đã trở thành hiện thực.

8. Tượng Tanuki

Tượng Tanuki

Tanuki là danh từ tiếng Nhật được dùng để chỉ gấu chó Nhật Bản, tuy vậy nó cũng đại diện cho một sinh vật huyền bí xuất hiện trong những truyền thuyết của người Nhật cổ. Tương truyền rằng tanuki là những chú gấu chó tinh nghịch hay ghẹo người, bày trò lừa gạt bằng những chiếc lá ma thuật trông hao hao giống tiền, và có thuật biến hình siêu đẳng …

Những bức tượng hình tanuki xuất hiện khắp nơi ở Nhật, đặt ngay trước các quán bar và nhà hàng (đặc biệt là những tiệm mì), với vai trò như chào đón, lôi kéo khách hàng tương tự như Maneki Neko vậy.

Một bức tượng tanuki được coi là mang lại may mắn, và cho dù bạn không tin vào điều tâm linh này, thì nó vẫn là một món quà kỉ niệm thú vị.

9. Hagoita

Hagoita

Hagoita nhìn bề ngoài trông có vẻ giống một mái chèo bằng gỗ hình chữ nhật, được dùng để chơi Hanetsuki – trò chơi truyền thống của Nhật Bản, hao hao giống chơi cầu lông nhưng không có lưới.

Tuy nhiên, từ khi trò chơi này bắt đầu bị mai một dần qua năm tháng, một loại hagoita khác trở nên phổ biến hơn, được trang trí bằng washi (giấy Nhật) và các vật liệu dệt, trên vợt có vẽ hình ca sĩ, ngôi sao thể thao, diễn viên điện ảnh hay cả các nhân vật trong anime,... Hagoita không quá khó để tìm vì nó bán hầu hết ở tất cả các cửa hàng lưu niệm ở Nhật Bản.

10. Kendama

Kendama

Kendama là một loại đồ chơi truyền thống Nhật Bản: Một vật làm bằng gỗ được gọt đẽo gần giống hình cái búa nối với một quả bóng cũng làm bằng gỗ qua một sợi dây. Món đồ chơi này rất phổ biến ở Nhật Bản, thậm chí người ta còn tổ chức các cuộc thi tài tầm cỡ quốc gia. Người chơi kendama ở tầm cỡ siêu sao rất được kính trọng bởi họ có sự kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm cao.

11. Noren

Noren

Noren là một loại rèm truyền thống Nhật Bản, thường được treo ngay trước cửa nhà hàng hay cửa tiệm nhằm tránh ánh nắng mặt trời, gió và bụi, đồng thời cũng dùng làm bảng hiệu cho cửa tiệm đó, để quảng cáo hoặc như một lời thông báo rằng tiệm đang trong giờ làm việc. Noren được làm bằng nhiều loại nguyên liệu khác nhau, có kích cỡ, màu sắc và họa tiết cũng khác nhau nốt.

Noren ngoài ra còn được dùng trong nhà, để phân cách các phòng hoặc đơn thuần dùng vào mục đích trang trí, do đó có thể coi đây là một món quà lưu niệm.

12. Koma

Koma

Một loại đồ chơi truyền thống khác của người Nhật - koma là một con quay, thứ đồ chơi này có thể xoay tít quanh trục và giữ thăng bằng được trong một khoảng thời gian nhất định. Koma được đẽo bằng gỗ rồi được sơn cẩn thận với nhiều họa tiết đa dạng. Có nhiều người sản xuất đã đạt được đến trình độ cao với mức độ phức tạp trong mỗi họa tiết vẽ trên koma rất, do đó hàng năm lại có thêm rất nhiều mẫu sáng tạo mới được tung ra thị trường.

13. Mặt nạ Noh

Mặt nạ Noh

Chắc hẳn một số du khách lần đầu tiên đến Nhật sẽ cảm thấy lạ và tò mò về những chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh cũng như kỳ quái ở xứ sở mặt trời mọc này. Ngoài ra, tại các khu đô thị đông đúc người qua lại, người ta thường mang những chiếc khẩu trang y tế khi bị cảm lạnh hoặc dị ứng virus, thời tiết. Tuy lý do là như vậy, nhưng thực tế, người ta thường đeo khẩu trang vì sự riêng tư nhiều hơn. Người Nhật rất ngại việc bị người khác nhìn vào hay soi mói khuôn mặt cũng như phong cách ăn mặc của họ khi đi lại trên đường phố đông đúc. Ngoài việc đeo khẩu trang y tế như hiện nay, đất nước mặt trời mọc đã rất nổi tiếng với những chiếc mặt nạ truyền thống phong phú đi vào lịch sử nước Nhật , nên từ đó mặt nạ Noh ra đời.

Mặt nạ Nọ được dùng trong kịch Noh nên mỗi chiếc mặt nạ đều là một tác phẩm nghệ thuật do chính người nghệ nhân tỉ mỉ tạo ra. Mặt nạ Noh đa dạng từ kích thước, hình dáng, ý nghĩa đến màu sắc nên bạn có thể tìm cho mình một chiếc mặt nạ theo sở thích của mình.

14. Furin

Furin

Chuông gió Nhật Bản được gọi là Furin (風鈴). “Fu” là gió và “rin” là chuông. Chuông gió Furin có dạng hình tròn, có gắn một lưỡi treo vào trung tâm của chuông giúp tạo ra âm thanh khi nó chuyển động, ở phía dưới có treo một tờ giấy nhỏ. Với sự kết hợp này giúp chuông gió tạo ra những âm thanh và giai điệu nhẹ nhàng, trong trẻo.

Chuông gió theo phong tục của Nhật có tác dụng bảo vệ và xua đuổi tà ma. Họ luôn tin rằng nếu bạn sống trong khu vực có thể nghe được tiếng chuông Furin thì những điều bất hạnh sẽ không đến với họ. Ngoài ra, người Nhật còn viết những điều ước tốt lành vào tờ giấy treo bên dưới để điều ước của họ sẽ được gửi tới thần linh khi tiếng chuông vang lên.

Ở Nhật, Furin truyền thống được treo ở bên trong nhà, gần cửa sổ, hoặc ở phía ngoài, dưới mái hiên. Để đón gió và nâng cao tiếng rung tuyệt đẹp đó, mỗi chiếc Furin có một mảnh giấy cứng treo bên dưới là những ước nguyện của mình.

15. Katatatakibo

Katatatakibou được sử dụng để mát xa phần vai bị cứng. Katatatakibo có nhiều kiểu dáng khác nhau và một số có hình dáng rất dễ thương, thậm chí bạn có thể nghĩ rằng đó là một loại đồ trang trí chứ không phải là một công cụ mát xa thật sự. Bạn cũng có thể tìm thấy những cái mà trông giống như một cây đinh hương có gai và bạn có thể sẽ tự hỏi tại sao họ lại đang bán một thiết bị tra tấn như vậy, nhưng sự thật thì nó chính là một katatatakibo. Nếu đem tặng ông bà, bố mẹ thì thật là tuyệt vời, bởi vừa dễ thương lại còn giúp làm dịu những cơn đau lưng nữa.

Nội dung

  • 1. Bánh Quy Shiroi Koibito
  • 2. Omamori
  • 3. Mèo may mắn Maneki Neko
  • 4. Natto
  • 5. Búp bê Kokeshi
  • 6. Wagasa (Dù Nhật)
  • 7. Daruma
  • 8. Tượng Tanuki
  • 9. Hagoita
  • 10. Kendama
  • 11. Noren
  • 12. Koma
  • 13. Mặt nạ Noh
  • 14. Furin
  • 15. Katatatakibo

Đăng ký nhận ngay khuyến mãi

Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn

Zalo logo
Chat Zalo(8h - 24h)
Chat Facebook(8h - 24h)
(+84) 968 368 678(8h - 24h)