Bùi Nhật Lệ
Travel Expert28/02/2021Chùa Ấn Quang là ngôi chùa với lịch sự lâu đời nhất tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi dạy Phật học và là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đây còn là nơi chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong giai đoạn thăng trầm và phát triển của lịch sử Phật giáo. Đến đây, chắc chắn bạn sẽ không khỏi bàng hoàng về khung cảnh yên bình và tĩnh lặng của ngôi chùa. Hãy cùng Justfly.vn khám phá về ngôi chùa nổi tiếng này nhé!
Chùa Ấn Quang là ngôi chùa với lịch sự lâu đời nhất tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi dạy Phật học và là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đây còn là nơi chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong giai đoạn thăng trầm và phát triển của lịch sử Phật giáo. Đến đây, chắc chắn bạn sẽ không khỏi bàng hoàng về khung cảnh yên bình và tĩnh lặng của ngôi chùa. Hãy cùng Justfly.vn khám phá về ngôi chùa nổi tiếng này nhé!
Chùa Ấn Quang tọa lạc tại số 243 đường Sư Vạn Hạnh, phường 9, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố Chỉ khoảng 9 km, khá gần nên bạn có thể di chuyển tới đây bằng nhiều cách khác nhau. Với khoảng cách không xa như này, di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng là tiết kiệm nhận. Một số tuyến buýt tham khảo cho bạn như sau:
Từ Thương Xá Minh Đại Quang, quận 5: bus 96 -> bus 84.
Từ Cõi Tạm, quận 8: bus 59 -> bus 22.
Từ Cafe Mimosa, quận 11: bus 145 -> bus 84.
Từ Thuận Kiều Plaza, quận 5: bus 139 -> bus 84.
Từ công viên văn hóa Đầm Sen, quận 11: bus 84.
Từ bến xe Chợ Lớn: bus 84.
Từ Canadian International School, Bình Chánh: bus 22.
từ DBN’s, quận 5: bus 84.
Từ THCS Nguyễn Thái Bình, Bình Chánh: bus 22.
Từ Sủi Cảo - hẻm 191 Hà Tôn Quyền, quận 11: bus 103 -> bus 84.
Những ga gần chùa Ấn Quang nhất là:
Tân Túc cách 75 mét, mất 1 phút đi bộ.
Thiên Giang cách 305 mét, mất 4 phút đi bộ.
Cầu Chợ Đêm cách 458 mét, mất 6 phút đi bộ.
Ngoài di chuyển bằng xe buýt, các bạn cũng có thể lựa chọn di chuyển bằng xe máy, taxi hay grab đều được. Nếu là du khách ở tỉnh khách sau khi di chuyển đến trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, các bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ thuê xe máy trong ngày với giá 120.000 - 160.000 VND/xe/ngày vừa thuận tiện trong việc di chuyển, không phụ thuộc ai, chi phí lại không đắt đỏ mà có thể đi đâu tùy bạn thích.
Chùa Ấn Quang, hay còn gọi là Ấn Quang Tự được xây dựng bởi hòa thượng Thích Trí Hữu năm từ chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) lập nên. Lúc đầu chùa chỉ là một ngôi Phật tự nhỏ được làm bằng lá cây, sau khi ông mở lớp dạy kinh thánh cho các Phật tử trẻ tuổi thì chùa trở thành một giảng đường nhỏ.
Năm 1950: hòa thượng Thích Thiện Hòa thuộc dòng thiền Lâm Tế đời thứ 43 sau khi đi du học 10 năm về đạo phép và giới luật tại Tây Thiên Phật học đường, Bảo Quốc Phật học đường và chùa Quán Sứ trở về Sài Gòn thì Ngài được hòa thượng Thích Trí Hữu giao cho quyền quản lý chùa Ấn Quang để hoằng dương Phật pháp. Với tư cách là Viện chủ, hòa thượng Thích Thiện Hòa đã cho xây dựng ngôi chánh điện theo kiểu chùa Từ Đàm ở Huế, từ đó ông đã hiến trọn tâm trí, công đức của bản thân để tạo dựng ngôi chùa và thành lập trường học Phật học để giáo dục và hoằng pháp.
Năm 1951: hòa thượng Thích Thiện Hòa đã vận động các trường Phật học như: Liên Hải, Mai Sơn, Sùng Đức và Ứng Quang hiệp nhất thành Phật học đường Nam Việt và được bầu làm Tổng Giám đốc.
Ngày 14 - 15/07/1953: chùa Ấn Quang tổ chức đại lễ khánh thành.
Năm 1955: xây dựng nhà Tổ và trai đường, liên tục hai năm sau đó cho xây nhà in Sen Vàng, xưởng nhang Bồ Đề, thư viện, nhà xuất bản, nhà phát hành Hương Đạo,...
Năm 1959: dãy lầu giảng đường được cho xây dựng lại.
Năm 1966: chánh điện được tôn tạo, sau đó là lầu tăng xá, nhà trai cũng được tái kiến thiết và tu sửa.
Năm 1978: hòa thượng Thích Thiện Hòa viên tịch, chùa Ấn Quang được giao lại cho Hội đồng Quản trị Tổ đình Ấn Quang.
Năm 2006: chùa được xây dựng mới nhà Tổ, trai đường và Tăng xá.
Năm 2009: một Bảo tháp đã được xây dựng bên trong khuôn viên chùa Ấn Quang.
Cho đến hiện nay, chùa Ấn Quang đặt văn phòng tại Ban Trị sự Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh và tại chùa Phổ Quang, quận Tân Bình.
Chùa Ấn Quang có tổng diện tích khoảng 2.300m2 với toàn bộ kiến trúc của được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện. Về cơ bản, kiến trúc chùa Ấn Quang vừa thể hiện sự hài hòa giữa phong cách cổ kính và hiện đại, lại vừa thể hiện sự tinh hoa trong sự đan xen kiến trúc Việt - Trung - Ấn - Nhật. Chùa Ấn Quang có hai cổng: một cổng ở mặt trước đường Sư Vạn Hạnh, một cổng ở mặt sau chung cư thành phố. Trụ cột của cổng chùa dài 1,62 mét, rộng 1,15 mét và cao 5 mét được ốp đá xanh với các khối vuông. Phía bên trên trụ cột có biểu tượng pháp luân, có tháp nhỏ theo mô hình tháp bồ đề đạo tràng thu nhỏ, xung quanh là bốn con sư tử hướng về bốn hướng tượng trưng cho chánh tháp phổ biến khắp mọi nơi.
Khi thăm quan chùa Ấn Quang, vào bên trong khuôn viên, các bạn sẽ thấy Điện Phật ( Tòa Chánh ) được bài trí rất tôn nghiêm, chính giữa là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bề thế ( do Phật tử Minh Dung tạc ) và tháp xá Lợi Phật. Phía sau tượng Phật được đặt bức tượng hai vị Hộ Pháp ở hai bên.
Ngoài ra, khi vào bên trong chùa du khách còn được nhìn thấy một trệt và một tầng lầu. Tầng trệt được dùng để làm Trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trên tầng lầu có tượng Phật Bổn Sư bằng xi măng trong tư thế thiên đình, uy nghiêm. Trên các vách Chánh điện được trang trí bằng những bức phù điêu về cuộc đời Đức Phật làm tăng thêm phần cổ kính. Mặt tiền Chánh điện có ba cửa gỗ, có cấu trúc hình vòm với các hoa văn rồng mây đặc sắc, tạo ra nét đẹp cân đối. Đối diện với Chánh điện là Tổ đường, bên trái Tổ đường là phòng nghỉ của các cư sĩ.
Bên trong khuôn viên chùa Ấn Quang còn có một bảo tháp cao 36 mét với sáu tầng được xây dựng nhằm tri tôn Đức Phật Di Đà, Đức Địa Tạng, Bồ Tát Quan Thế Âm, Ngọc Xá Lợi và các bậc tiền bối đã có công xây dựng chùa. Đối diện với bảo tháp là tòa nhà văn hóa và nhà khách.
Về nội thất, nhiều tượng thờ và các chi tiết trang trí kiến trúc của chùa mang giá trị nghệ thuật cao, được thực hiện dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân nổi tiếng như: Trương Văn Thanh, Cư sĩ Trương Đình Ý, Giáo sư trường Mỹ Nghệ Thực Hành ở Gia Định,... nổi bật nhất là tượng Tổ sư Đạt Ma đã tạo nên một khung cảnh thanh tịnh.
Ngoài chức năng là trường dạy Phật học, trụ sở của Phật học đường Việt Nam, ban Trị sự Thành hội Phật giáo,... chùa còn có chức năng là địa điểm vận động, tiếp nhận tiền, hàng, vật phẩm giúp đỡ đồng bào gặp khó khăn, bão lũ, thiên tai, giúp họ khắc phục khó khăn và ổn định cuộc sống. Chùa còn là nơi giảng pháp thu hút rất nhiều Phật tử từ tứ xứ về đây.
Chùa Ấn Quang mở cửa từ 7 giờ đến 18 giờ hằng ngày, mọi người tự do đến tham quan, cúng bái, cầu nguyện và niệm phật, chùa vào cửa tự do.
Khi đến chùa xin bạn nên chú ý giữ yên lặng và thanh tĩnh để không làm phiền mọi người xung quanh.
Đây là địa điểm trang nghiêm, vì vậy khi tham quan bạn chú ý mặc quần áo dài, lịch sự, hông nên mặc áo sát nách, hở vai, quần váy. Một bộ đồ kín đáo sẽ thích hợp hơn cho việc tham quan chốn linh thiêng này, bạn nên mặc quần áo kín đáo, thoải mái khi viếng chùa.
Đến thăm quan chùa Ấn Quang, ngoài việc thắp hương, kính Phật, du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc của ngôi chùa cùng với tận hưởng không gian thanh tịnh,yên tĩnh, thư giãn tâm hồn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đến chùa Ấn Quang để tịnh tâm, thực hiện các nghi thức bái lễ, khấn cúng giúp cho tâm hồn được thanh thản, học hỏi Phật pháp, lễ giáo của đạo Phật và công đức coi như góp chút tâm thành,... Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn có nhiều kinh nghiệm hơn cho chuyến đi của mình.
Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn