Địa đạo Củ Chi: Kinh nghiệm du lịch tự túc A đến Z

Nguyễn Quang Trung

Nguyễn Quang Trung

Travel Expert28/02/2021

Củ Chi nổi tiếng là “vùng đất thép” của Việt Nam. Khi đến đây bạn không chỉ được khám phá những đường hầm bí ẩn trong lòng đất, mà còn được “dạo chơi” trên biển Đông mô phỏng, tham gia các trò vui chơi giải trí và thưởng thức những món ăn chỉ có ở Củ Chi. Địa đạo Củ Chi là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tránh xa phố xá ồn ào, tìm hiểu về những chiến tích lịch sử hào hùng của dân tộc. Và tìm hiểu cuộc sống của người dân miền đất Củ Chi lừng danh một thuở. Dưới đây là những chia sẻ về kinh nghiệm du lịch địa đạo Củ Chi tự túc. Hãy tham khảo để chuyến đi của bạn dễ dàng hơn nhé!

Nôi dung

  • 1. Giới thiệu Địa đạo Củ Chi
  • 2. Cách di chuyển tới Địa đạo Củ chỉ
  • 3. Nên đi vào thời điểm nào trong năm?
  • 4. Nên tham quan ở những điểm nào?
  • 5. Ăn uống gì ở Củ Chi?
  • 6. Nên mua gì về làm quà?
  • 7. Một vài lưu ý nhỏ khi đi tham quan
  • Điểm đến nổi bật

Củ Chi nổi tiếng là “vùng đất thép” của Việt Nam. Khi đến đây bạn không chỉ được khám phá những đường hầm bí ẩn trong lòng đất, mà còn được “dạo chơi” trên biển Đông mô phỏng, tham gia các trò vui chơi giải trí và thưởng thức những món ăn chỉ có ở Củ Chi. Địa đạo Củ Chi là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tránh xa phố xá ồn ào, tìm hiểu về những chiến tích lịch sử hào hùng của dân tộc. Và tìm hiểu cuộc sống của người dân miền đất Củ Chi lừng danh một thuở. Dưới đây là những chia sẻ về kinh nghiệm du lịch địa đạo Củ Chi tự túc. Hãy tham khảo để chuyến đi của bạn dễ dàng hơn nhé!


Khu nghỉ dưỡng gần Sài Gòn


1. Giới thiệu Địa đạo Củ Chi

Nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 70km theo hướng Tây Bắc Việt Nam, địa đạo Củ Chi hoàn thành năm 1965 sau khi đã mở rộng hệ thống đường hầm sẵn có ở địa phương. Trong chiến tranh, địa đạo là nơi trú ẩn của quân đội giải phóng miền Nam và quân chi viện từ miền Bắc. Hầu hết các đường hầm này nằm trên địa bàn huyện Củ Chi. Có chiều dài tổng cộng gần 300km với nhiều độ sâu khác nhau, 1 số sâu đến 13 mét, địa đạo Củ Chi không những là nơi trú ẩn an toàn mà còn là cái bẫy lừa địch vào và tiêu diệt.

Đường vào trong Địa đạo Củ Chi

2. Cách di chuyển tới Địa đạo Củ chỉ

2.1. Đi bằng xe máy, xe ô tô tự lái

  • Từ Bến Thành bạn chạy theo đường Cách Mạng Tháng Tám sau đó qua Trường Chinh băng qua cầu vượt An Sương chạy trên quốc lộ 22 đến ngã tư giếng nước rẽ phải vào Bà Triệu, đi cuối đường gặp một ngã tư lệch rẽ phải rồi rẽ trái liền vào đường Trưng Nữ Vương chạy thẳng qua thị trấn Hóc Môn gặp cầu Sáng chạy nữa là tỉnh lộ 15, từ cầu Sáng chạy 6km gặp ngã tư Tân Quy, Qua Tân Qui 4km gặp cầu Bến Nẩy, vừa qua cầu là chợ Phú Hòa Đông.

  • Từ Phú Hòa Đông chạy 10 km là đến ngã tư An Nhơn Tây (có đèn tín hiệu). Qua ngã tư 1km là nghĩa trang liệt sỹ huyện Củ Chi, chạy tiếp 1km gặp cầu Trệt, 5km gặp cầu Trắng, 1km gặp cầu Lai Thai, 1km gặp ngã ba Dược. Tại đây bạn rẽ trái để vào trường bắn hay chui hầm địa đạo, đi thẳng 1km để vào cổng trước vào đền tưởng niệm (từ đây qua khu chui hầm cũng được).


2.2. Đi bằng taxi

Mặc dù đây là phương tiện thoải mái và tiện nghi nhất, rất thích hợp với việc đi du lịch địa đạo Củ Chi 1 ngày, nhưng đồng thời đây cũng là phương tiện đắt đỏ nhất khoảng 500.000-600.000 VNĐ/ 1 lượt đi vì vậy bạn nên cân nhắc.


2.3. Đi bằng xe bus công cộng

Bạn nên lựa chọn xe bus để đến khu vực địa đạo nếu dư dả về mặt thời gian. Bạn ra Bến Thành bắt xe 13 để đến bến xe Củ Chi. Sau đó, từ bến xe Củ Chi, bạn bắt tiếp xe 79 để đến địa đạo. Tổng thời gian di chuyển lên tới khoảng 2 tiếng rưỡi và chi phí cực rẻ. Vì thời gian chờ xe lâu và cũng cũng không được thoải mái về thời gian, do đó bạn nên có kế hoạch thời gian phù hợp.


2.4. Đi bằng tàu

Bạn có thể sử dụng đường thủy bằng ca nô hoặc thuyền. Với phương tiện di chuyển này, du khách vừa có thể ngắm cảnh ở hai bên bờ sông vừa có thể tận hưởng làn gió mát và cảm giác lênh đênh giữa dòng nước.

Một lưu ý nhỏ: Nếu bạn chỉ muốn tham quan địa đạo Củ Chi thì di chuyển bằng xe buýt là tiện lợi và ít tốn kém nhất, nhưng nếu muốn khám phá và cảm nhận hết những thú vị trên đường đi thì tốt nhất bạn nên đi bằng xe máy.


3. Nên đi vào thời điểm nào trong năm?

Mặc dù khu du lịch hoạt động quanh năm, các đoàn du khách vẫn nên “né” mùa mưa ở Nam Bộ. Không ai muốn một chuyến đi chơi địa đạo ẩm ướt, bất tiện cả, vì vậy bạn hãy đi địa đạo Củ Chi vào mùa nắng thôi nhé. Mùa nắng Nam Bộ bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 và còn lại là mùa mưa. Hãy xem dự báo thời tiết trước mỗi chuyến đi nhé!

Có thể đến Địa Đạo Củ Chi bất cứ thời điểm nào trong năm

4. Nên tham quan ở những điểm nào?

4.1. Bến Được

Bến Được

Tại đây, bạn sẽ được ngắm cổng Tam quan, nhà văn bia, tháp 9 tầng và ngôi đền chính điện độc đáo, đồ sộ. Đặc biệt, bạn sẽ được tự tay thắp những nén hương tưởng nhớ những vị anh hùng dân tộc đã ngã xuống trên mảnh đất Củ Chi kiên cường. Giá vé: 20.000VNĐ/ người Việt Nam, 80.000VNĐ/ người nước ngoài.


4.2. Hầm địa đạo

Hầm địa đạo Củ Chi

Bạn sẽ được khám phá từng ngõ ngách của còn đường hầm nổi tiếng Việt Nam và cả thế giới này. Đoạn hầm bạn được tham quan dài khoảng 120m và có 2 tầng, đa số đều đã được nới rộng cho khách tham quan thoải mái hơn. Đặc biệt, sau khi đi hết khu hầm, bạn sẽ được ăn của mài, sắn chấm muối vừng và uống nước miễn phí bên bếp Hoàng Cầm.

Quang cảnh bên trong hầm

4.3. Khu vực tái hiện chiến tranh

Khu vực tái hiện chiến tranh

Nếu bạn muốn xem lại toàn bộ cuộc chiến tranh ở địa đạo Chỉ Chi thì hãy đến khu vực này. Với những mô hình sinh động, kèm lời thuyết trình hòa hùng, cuốn hút, toàn bộ cuộc chiến anh dùng đã được dựng lại không thiếu một chi tiết nào. Bên cạnh đó, ở phía sau hội trường còn có những di tích, danh lam thắng cảnh được phục dựng lại như thật, đảm bảo du khách sẽ bị cuốn hút ngay từ lần đầu tiên như Cố đô Huế, Chùa Một Cột, Cầu Sài Gòn, Long Biên, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Những chiếc xe tăng được trưng bày cho du khách tham quan
Rất nhiều trải nghiệm đón chờ du khách
Tái hiện lại hình ảnh sinh động
Hoạt động cưa bom được tái hiện lại
Những hình ảnh ấn tượng trong khu
Những ngôi nhà lá là đường đi xuống hầm

4.4. Khu bắn súng

Khu bắn súng Củ Chi

Cả Bến Đình và Bến Dược đều có khu vực bắn súng dành cho những du khách muốn trải nghiệm bắn đạn thật. Yêu cầu bắt buộc khi tham gia trò chơi là bạn phải có sức khỏe tốt và lớn hơn 16 tuổi. Là khu vực được nhiều người yêu thích nhất, giá vé tham quan địa đạo Củ Chi ở khu bắn súng là 50.000VNĐ/60 phút phí dịch vụ. Giá mỗi viên đạn là 3.000VNĐ/viên, 1 băng đạn AK có 25 viên, M16 là 20 viên và súng ngắn là 7 viên. Ngoài ra còn có một số loại khác như súng máy M60 40.000VNĐ/viên, Garand 30.000VNĐ/viên, Carbin 25.000VNĐ/viên,...

Khu bắn súng được nhiều du khách ưa chuộng

4.5. Khu hồ tắm mô phỏng Biển đông

Khu hồ tắm mô phỏng Biển đông

Du khách có thể hoàn toàn thư giãn và vùng vẫy trong dòng nước mát ở khu hồ tắm mô phỏng Biển Đông sau khoảng thời gian ướt đẫm mồ hôi vì chui hầm hay mải mê luyện tập bắn súng. Từ khu vực địa đạo, bạn chỉ cần di chuyển bằng xe điện 5 phút là đến nơi. Giá vé là 20.000VNĐ/người.

Bên trong còn có nhiều góc để sống ảo ấn tượng

4.6. Vườn trái cây Trung An

Vườn trái cây Trung An

Bên cạnh tham quan, tắm mát các bạn có thể tham quan vườn trái cây Trung An để thưởng thức hoa quả tươi ngon. Đặc biệt, ở đây còn có một chiếc chòi trong vườn là nơi thích hợp để picnic khi đi theo nhóm đông người hoặc gia đình.


4.7. Trạm cứu hộ động vật hoang dã

Trạm cứu hộ động vật hoang dã

Đây là nơi cứu hộ và điều trị cho các loại động vật hoang dã bị mắc kẹt hoặc bị ốm trước khi trả chúng về với tự nhiên. Trạm cứu hộ nằm ở giữa bến Đình và bến Dược, cách khu đại đạo khoảng 1km. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, trạm đã đã cứu giúp khoảng 3600 con thú thuộc các giống loài quý hiếm khác nhau. Do đó, bạn hãy bỏ chút thời gian để tham quan và cảm nhận những loài thú này, đồng thời hiểu hơn về công việc của những người bảo vệ thú rừng nhé.

  • Địa chỉ: 202/10 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh.

5. Ăn uống gì ở Củ Chi?

  • Khoai mì luộc, đậu phộng xay, đường và dừa: Đây là thức ăn chính của quân giải phóng trong chiến tranh do tình hình khan hiếm lương thực thực phẩm khi đó. Hương vị những món này khá ngon mà lại chắc bụng khi thưởng thức cùng trà nóng. Bạn có thể tìm thấy món ăn này ở những khu bếp dưới lòng đất ở địa đạo Củ Chi. Khi nếm thử những món ăn dân dã này trong 1 ngày mưa ở trong đường hầm ẩm thấp, chật chội, bạn sẽ phần nào thấu hiểu được sự cơ cực và thiếu thốn mà các chiến sĩ cách mạng đã phải trải qua. Những trải nghiệm này sẽ giúp chúng ta thêm trân trọng và biết ơn những hy sinh mất mát của những người đã ngã xuống vì hòa bình và độc lập cho dân tộc Việt Nam.

  • Bò tơ Xuân Đào ở 700 Nguyễn Giao, Củ Chi, TP.HCM. Thời gian bán: 7 giờ sáng – 9 giờ tối. Các món nên thử là bò luộc cuốn rau rừng, bò nướng mọi, cháo bò... Giá bán khoảng 100.000-150.000/người bạn sẽ có một bữa ăn ngon miệng.

  • Nước mía sầu riêng: Thời gian bán từ 6 giờ sáng - 8 giờ tối. Giá khoảng 10.000VNĐ/ly.

Món ăn không thê thiếu khi đến đây

6. Nên mua gì về làm quà?

6.1. Hàng lưu niệm

Qua bàn tay mài dũa khéo léo của các nghệ nhân, những vỏ đạn vô tri đã biến thành những vật lưu niệm đẹp đến ngỡ ngàng như móc khóa, bật lửa,... Du khách có thể lựa chọn cho mình, gia đình và bạn bè những món quà tuy nhỏ nhưng đầy giá trị này.


6.2. Trái cây

Nổi tiếng với nhiều loại trái cây đặc sản như chôm chôm, măng cụt,... du khách hoàn toàn có thể mua về làm quà cho người thân. Bên cạnh đó du khách còn được tận hưởng bầu không khí vô cùng trong lành và mát mẻ. Được hái và thưởng thức trái cây tại chỗ.


7. Một vài lưu ý nhỏ khi đi tham quan

  • Không có quy định về trang phục khi tham quan đường hầm Củ Chi. Tuy nhiên, bạn nên chọn quần áo gọn gàng và màu tối để khi về không phải vất vả giặt tẩy vết bẩn bám vào áo quần khi chui vào địa đạo.

  • Chuẩn bị 1 đôi giày thể thao thoải mái vì bạn phải đi bộ đến nhiều khu trong Địa Đạo Củ Chi.

  • Bôi kem chống nắng, thuốc xịt đuổi côn trùng là thứ không thể thiếu khi đến đây.

  • Vào mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) tuy địa đạo không bị ngập nước nhưng tham quan vào thời gian không được thuận tiện cho lắm vì sẽ có rất nhiều sình bùn làm vấy bẩn quần áo của bạn.

  • Trong dịp Tết (Tết Nguyên đán Việt Nam rơi vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2), địa đạo Củ Chi vẫn tiếp đón khách như ngày bình thường.

  • Những du khách bị hội chứng sợ không gian hẹp và có huyết áp cao được khuyến cáo không nên đi vào các đường hầm nhỏ và nên chọn những đường hầm lớn hơn để tham quan.

Để có một hành trình thuận lợi các bạn hãy tham khảo một số kinh nghiệm tham quan mà chúng tôi đã tổng hợp ở trên. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ có một hành trình thuận lợi và khám phá “thành phố dưới lòng đất” Củ Chi trọn vẹn nhất!


Nội dung

  • 1. Giới thiệu Địa đạo Củ Chi
  • 2. Cách di chuyển tới Địa đạo Củ chỉ
  • 3. Nên đi vào thời điểm nào trong năm?
  • 4. Nên tham quan ở những điểm nào?
  • 5. Ăn uống gì ở Củ Chi?
  • 6. Nên mua gì về làm quà?
  • 7. Một vài lưu ý nhỏ khi đi tham quan
  • Điểm đến nổi bật

Đăng ký nhận ngay khuyến mãi

Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn


Zalo logo
Chat Zalo(8h - 24h)
Chat Facebook(8h - 24h)
(+84) 899 094 678(8h - 24h)