Thiền viện Trúc Lâm An Tâm, Tam Đảo

03:00 - 22:00(开放)

Thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Danh lam thắng cảnh

最新评论

5,0 /5

8 评价

common:viewAllReviews
Trung Kien

Trung Kien

17:35 26/08/23

Nơi sinh thái, cảnh quan rất đẹp, gần gũi môi trường

Hùng Thu

Hùng Thu

14:09 12/08/23

Đẹp và Thanh Bình

Ánh Nguyễn

Ánh Nguyễn

16:59 03/06/23

Rất yên bình, rất thoải mái, yên tĩnh,và rất đẹp

Văn Dũng

Văn Dũng

17:26 21/05/23

Nơi trang nghiêm, thanh tịnh.

Đào Hoài

Đào Hoài

14:31 03/02/23

Tĩnh lặng buông thả tâm lắng nghe từng tiếng chuông

Long Nguyễn

Long Nguyễn

10:50 09/07/22

Chân núi Tam Đảo, gần Tây Thiên, rất gần HN và rất dễ đi. Không gian rất đẹp. Chúng ta nên đưa cha mẹ tới đây ít nhất 1 lần.

基本信息

概述

Thiền viện Trúc Lâm An Tâm có địa thế cao và nằm ẩn dật giữa không gian núi rừng xanh biếc của tỉnh Vĩnh Phúc. Đến đây nhiều du khách sẽ có cảm tưởng như mình đã lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh nào đó.

Một điểm đến nổi bật trong đó có thể kể đến là thiền viện Trúc Lâm An Tâm nằm trên núi Thạch Bàn. Không khí mát mẻ và vắng lặng nơi đây thích hợp để vãn cảnh, chiêm bái tâm linh. Khu du tích Tây Thiên gồm có Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (chùa tăng) và Thiền viện Trúc lâm An Tâm (chùa ni).

Nằm trên sườn núi Thạch Bàn thuộc dãy Tam Đảo, cách Hà Nội khoảng một giờ lái xe, Thiền viện Trúc Lâm An Tâm là một vùng sơn thuỷ hữu tình với hệ động thực vật phong phú và khí hậu quanh năm dịu mát. Chính vì thế nên bạn có thể du lịch Thiền viện Trúc Lâm An Tâm, Tam Đảo vào bất kì thời điểm nào trong năm, mỗi mùa là một trải nghiệm không giống nhau.

Nếu đi vào mùa xuân, bạn sẽ được trẩy hội để cầu tài, cầu lộc cho cả năm may mắn và tham gia nhiều hoạt động văn hoá độc đáo. Du lịch Thiền viện Trúc Lâm An Tâm, Tam Đảo vào mùa hè bạn sẽ được tận hưởng không khí thanh bình, tịnh tâm và được dự lễ sám hối tại thiền viện. Đi vào mùa thu hoặc mùa đông để hít thở không khí trong lành của núi rừng. Mỗi mùa có một nét đặc sắc riêng nên bạn có thể đến đây vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Muốn đến thiền viện Trúc Lâm An Tâm đầu tiên chúng ta cần di chuyển được đến Tây Thiên. Có 2 phương tiện phổ biến được sử dụng cho chặng đường này là:

  • Phương tiện cá nhân: Từ Hà Nội bạy chạy thẳng theo QL2A (Thăng Long – Nội Bài) qua Vĩnh Yên thì rẽ phải lên chân dãy Tam Đảo, xã Hợp Châu. Từ đây ta lại tiếp tục rẽ trái đi Tây Thiên với quãng đường khoảng 11km.
  • Xe bus: Bạn bắt tuyến Hà Nội đi Mê Linh Plaza (Xe 07, 58). Sau khi đến nơi ta lại bắt xe Vĩnh Phúc 01 đến bến Vĩnh Yên, sau đó bắt xe VP-07 (Vĩnh Yên – Tam Đảo), xuống tại trạm Đại Đình để lên thiền viện Trúc Lâm An Tâm bằng xe ôm hoặc đi bộ.

Tùy theo thể lực của mỗi cá nhân mà chúng ta có thể tham quan khu di tích bằng cáp treo hoặc đi bộ. Cung đường đi bộ được yêu thích nhờ khung cảnh hoang sơ, men theo đoạn đường suối. Với cáp treo thì chúng ta sẽ phải tốn phí, nhưng ưu điểm là nhanh chóng đến nơi.

  • Xe điện: 20.000đ/người/lượt

  • Cáp treo khứ hồi: 240.000đ/người lớn, 160.000đ/trẻ em

  • Cáp treo một chiều: 150.000đ/người lớn, 100.000đ/trẻ em

  • Thời gian vận hành: 7h – 14h30

Lưu ý: Trẻ em cao từ 1m – 1,3m. Trẻ em dưới 1m miễn phí.

Hiện tại Thiền viện Trúc Lâm An Tâm không thu vé tham quan, vào cổng. Cũng như những địa điểm tâm linh khác đều không thu vé. Dân làng và du khách đến đây vãn cảnh, chỉ cần thành tâm lễ bái, thắp một nén nhang lên bàn thờ là đủ.

Lịch sử thiền viện

Thiền viện Trúc Lâm An Tâm thuộc hệ thống thiền viện Thiền Tông tại Việt Nam do hòa thượng Thích Thanh Từ thành lập. Đường lối tu tập được kết hợp giữa ba mốc quan trọng trong lịch sử truyền thừa thiền tông: mốc thứ nhất Nhị Tổ Huệ Khả, mốc thứ hai Lục Tổ Huệ Năng còn mốc thứ ba là Sơ Tổ Trúc Lâm.

Thiền viện Trúc Lâm An Tâm được ni sư Thích Nữ Thuần Giác tổ chức xây dựng năm 2008 trên nền chùa cổ Chi Vố có diện tích khoảng 5 hecta. Nhờ công đức của người dân cùng bao gian lao mà thiền viện chính thức hoàn công năm 2012.

Kiến trúc thiền viện Trúc Lâm An Tâm

Chính điện thiền viện Trúc Lâm An Tâm thờ Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngoài ra khuôn viên còn có một nhà tổ thờ các vị tổ thiền tông, nhà khách và 1 nhà ăn với sức chứa lên đến 200 người cùng lúc. Bên cạnh đó thiền viện còn có ni đường, thiền đường cho thiền sinh tu tập, cùng các thiền thất cho ni sư. Phía ngoài tổ đường bạn có thể thấy những bức phù điêu được điêu khắc tỉ mỉ đậm chất Phật giáo.

Một nét đặc biệt gây ấn tượng của thiền viện Trúc Lâm An Tâm có lẽ chính là khu vườn tượng thuyết minh về Đức Phật. Đến vườn thứ nhất, băng qua khu rừng xanh mướt với làn sỏi mịn được trải dài dưới chân bạn sẽ thấy vườn Thái tử đản sinh, nơi ta được thấy Thái tử Tất Đạt Đa được ra đời như thế nào. Lối đi dường như cao hơn ở vườn thứ hai, men qua con đường nhỏ - vườn Thái Tử dạo 4 cửa thành. Tiếp theo là vườn thứ ba – thái tử cắt tóc xuất gia; vườn thứ tư – Phật thành đạo mô phỏng sống động những giây phút thiêng liêng; vườn thứ năm – Phật thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như; vườn thứ sáu – Phật nhập niết bàn ở tư thế nằm kiết tường dài 19m tạc bằng đá nguyên khối…

Hẳn ai đã bước qua khu vườn tượng đến đỉnh chiêm bái Phật niết bàn đều trải qua cảm giác xúc động và mãn nguyện. Ngoài cảm giác thành kính trước cuộc đời của người chúng ta còn được soi chiếu và tự ngẫm lại về bản thân. Cảm xúc đặc biệt giữa chốn thanh tịnh và uy nghiêm này thật khó có được.

Chùa thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện

Thiền viện Trúc Lâm An Tâm là nơi tu tập dành riêng cho các sư cô. Hòa thượng Thích Thanh Từ lấy tên “An Tâm” cho thiền viện với mong muốn các sư cô có thể an tâm tu hành tại đây. Hiện tại đây có 21 ni từ các nơi đến tu tập, mang tâm đức của mình đến giúp những người có hoàn cảnh khó khăn. Thiền viện cũng tạo điều kiện trao học bổng cho trẻ em nghèo vào những dịp như trung thu, nấu hàng trăm suất cơm chay vào mùa lễ hội, trao gạo cho người nghèo… Hằng tháng nơi đây cũng có những khóa chuyên tu, học Phật pháp… nhằm mục đích hướng mọi người đến với chân – thiện – mỹ.

Một số điểm tham quan gần thiền viện Trúc Lâm An Tâm

Đại bảo tháp Mandala

Công trình tưởng nhớ công ơn của các thiền sư có công khai sáng Phật giáo Kim Cương. Bảo tháp cũng là biểu tượng cho tinh hoa nhật nguyệt, trời đất hòa hợp với thiết kế cân xứng từ chân tháp đến đỉnh tháp.

Đền Thỏng

Cửa ngõ đưa ta về với mẫu và ngắm nhìn cây đa chín cội, biểu tượng thiêng liêng. Tại đó vẫn còn lưu tấm bia đề “Tam Đảo Linh Sơn”.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Một trong những thiền viện lớn nhất Việt Nam, nơi đào tạo Phật giáo hệ thống để phát triển về cả bề rộng lẫn chiều sâu.

Đền Cậu

Người dân địa phương vẫn thường lưu truyền câu chuyện đền cậu khởi nguồn từ khe Trường sinh. Đền có đặt một bát hương cùng hòn đá, tương truyền khi xưa Cậu ngự tại đây, tập trung và nuôi quân trước khi đến đền Mẫu.

Thác Bạc

Một trong những điểm đến hàng đầu không nên bỏ qua theo kinh nghiệm du lịch của Justfly. Thác nằm ẩn mình trong cánh rừng già, đường đi cheo leo với những con dốc sừng sững, nhưng khung cảnh nên thơ nơi đây mang lại có thể khiến ta đắm say quên đi bao mệt mỏi.

Nếu đã tới Thiền viện Trúc Lâm An Tâm thì các bạn không nên bỏ qua những món đặc sản ở đây như ngọn su su, gà đồi hay lợn mán… Với su su các bạn có thể gọi các món như su su xào tỏi, su su xào thịt bò hay su su luộc ăn kèm với muối vừng.

Lợn mán cũng được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như lợn hấp, lợn nướng hay rựa mận.

Gà đồi ở đây thịt chắc, thơm ngon cũng được chế biến thành nhiều món ăn ngon như gà đồi nướng, gà đồi rang muối, gà đồi rang hành mỡ, gà đồi hấp…

Để có chuyến đi ý nghĩa khi đến với Thiền viện Trúc Lâm An Tâm, bạn lưu ý:

  • Nên chuẩn bị thêm áo chống nắng, kem chống nắng, mũ vành, nước uống, đồ ăn nhẹ khi đi vào mùa hè.

  • Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân, bạn có thể đi thẳng vào tận chân núi để tránh đi bộ vào một quãng xa.

  • Nếu dự định leo núi bạn nên chuẩn bị dép để không bị đau chân, khó khăn khi di chuyển ở đoạn suối nước.

Trên đây là một số các kinh nghiệm được Justfly tổng hợp lại giúp bạn có chuyến đi tham quan, du lịch tại Thiền viện Trúc Lâm An Tâm ý nghĩa cùng gia đình, bạn bè, người thân. Hi vọng những chia sẻ thú vị trên sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến hành trình nhé.

thien vien truc lam an tam tam dao vinh phuc

Thiền viện Trúc Lâm An Tâm, Tam Đảo

开放时间

03:00 - 22:00(开放)


评分


地址

Thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

顾客评论

5,0 /5

8 评价

常见问题

Thiền viện Trúc Lâm An Tâm là một thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử nằm tại thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Thiền viện Trúc Lâm An Tâm mở cửa lúc 3h sáng và đóng cửa lúc 22h.

Nằm trên sườn núi Thạch Bàn thuộc dãy Tam Đảo, cách Hà Nội khoảng một giờ lái xe, Thiền viện Trúc Lâm An Tâm là một vùng sơn thuỷ hữu tình với hệ động thực vật phong phú và khí hậu quanh năm dịu mát. Chính vì thế nên bạn có thể du lịch Thiền viện Trúc Lâm An Tâm, Tam Đảo vào bất kì thời điểm nào trong năm, mỗi mùa là một trải nghiệm không giống nhau.

Nếu đi vào mùa xuân, bạn sẽ được trẩy hội để cầu tài, cầu lộc cho cả năm may mắn và tham gia nhiều hoạt động văn hoá độc đáo. Du lịch Thiền viện Trúc Lâm An Tâm, Tam Đảo vào mùa hè bạn sẽ được tận hưởng không khí thanh bình, tịnh tâm và được dự lễ sám hối tại thiền viện. Đi vào mùa thu hoặc mùa đông để hít thở không khí trong lành của núi rừng. Mỗi mùa có một nét đặc sắc riêng nên bạn có thể đến đây vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Hiện tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên không thu vé tham quan, vào cổng. Cũng như những địa điểm tâm linh khác đều không thu vé. Dân làng và du khách đến đây vãn cảnh, chỉ cần thành tâm lễ bái, thắp một nén nhang lên bàn thờ là đủ.

Để có chuyến đi ý nghĩa khi đến với Thiền viện Trúc Lâm An Tâm, bạn lưu ý:

  • Nên chuẩn bị thêm áo chống nắng, kem chống nắng, mũ vành, nước uống, đồ ăn nhẹ khi đi vào mùa hè.

  • Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân, bạn có thể đi thẳng vào tận chân núi để tránh đi bộ vào một quãng xa.

  • Nếu dự định leo núi bạn nên chuẩn bị dép để không bị đau chân, khó khăn khi di chuyển ở đoạn suối nước.

Zalo logo
Chat Zalo(8h - 24h)
Chat Facebook(8h - 24h)
(+84) 899 094 678(8h - 24h)