Trải nghiệm và khám phá nét đặc sắc của văn hóa lễ hội Hà Giang

Nguyễn Quang Trung

Nguyễn Quang Trung

Travel Expert28/02/2021

Hà Giang quy tụ nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như H’mong, Dao, Tày,…do đó văn hóa lễ hội Hà Giang là sự tổng hợp nét tinh hoa độc đáo của nhiều vùng miền. Tìm hiểu trước về những lễ hội văn hóa ở đây để có thể đến vào đúng thời điểm và có những trải nghiệm đầy mới mẻ ở mảnh đất này nhé.

Nôi dung

  • 1. Lễ hội cầu Trăng của dân tộc Tày
  • 2. Lễ hội cấp Sắc của người Dao
  • 3. Lễ hội Gầu Tào của người Mông
  • 4. Lễ hội chợ tình Khâu Vai

Hà Giang quy tụ nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như H’mong, Dao, Tày,…do đó văn hóa lễ hội Hà Giang là sự tổng hợp nét tinh hoa độc đáo của nhiều vùng miền. Tìm hiểu trước về những lễ hội văn hóa ở đây để có thể đến vào đúng thời điểm và có những trải nghiệm đầy mới mẻ ở mảnh đất này nhé.


Hà Giang – mảnh đất địa đầu cực Bắc của Tổ quốc

Hà Giang – mảnh đất địa đầu cực Bắc của Tổ quốc không chỉ gây thương nhớ với bao khách du lịch bởi cảnh quan kỳ vĩ, bởi nét ẩm thực độc đáo mà còn ở sự đặc sắc của văn hóa lễ hội. Mảnh đất này quy tụ nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như H’mong, Dao, Tày,…do đó văn hóa lễ hội Hà Giang là sự tổng hợp nét tinh hoa độc đáo của nhiều vùng miền. Trước khi đến với Hà Giang, bạn nên tìm hiểu trước về những lễ hội văn hóa ở đây để có thể đến vào đúng thời điểm và có những trải nghiệm đầy mới mẻ ở mảnh đất này nhé.

1. Lễ hội cầu Trăng của dân tộc Tày

Nếu bạn muốn được tìm hiểu về lễ hội cầu Trăng của bà con dân tộc Tày ở thôn Bản Loan, xã Yên Định, huyện Bắc Mê thì thời điểm bạn lên Hà Giang là vào rằm tháng 8 (Tết trung thu). Tuy nhiên, bạn nên đến trước một hôm từ ngày 14 vì lễ hội sẽ gồm 2 phần: phần lễ và phần hội, trong khi phần lễ sẽ được thực hiện trước vào đêm 14/8 âm lịch.

Phần lễ, già làng sẽ tiến hành thủ tục dâng lễ vật lên mẹ Trăng và 12 nàng tiên để cầu may mắn, mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi và điềm lành cho bà con. Lễ vật ở đây gồm những món ăn đặc sản của bà con được chuẩn bị vô cùng chu đáo như xôi ngũ sắc, thịt, rượu, bánh trái,…

Người dân tộc Tày vui vẻ nhảy múa khi tham gia lễ hội

Vào đúng đêm 15/8 âm lịch, trăng rằm tỏa sáng thì thầy cúng sẽ cúng tế thần linh và thực hiện các nghi thức cơ bản. Sau khi xin phép mẹ Trăng và các vị thần linh, phần hội sẽ được khai mạc. Lúc này, bà con dân bản sẽ quay quần bên bếp lửa để uống rượu, ăn uống và ca hát. Những trai gái trong bản trong những trang phục đẹp mắt sẽ hát những giai điệu lứa đôi.

Không chỉ được hòa mình vào không khí lễ hội náo nhiệt, bạn còn được thưởng thức những món đặc sản của bà con dân bản. Còn gì thú vị hơn khi được nhấm nháp chén rượu ngô ấm nồng, say trong điệu nhạc và được ngắm những cô gái Tày xinh đẹp, má hồng hây hây đang nhảy múa.

Sau cùng, già làng sẽ làm các nghi lễ để tiễn mẹ Trăng về trời rồi ban phát hạt giống cho bà con trong bản.

Các cô gái Tày xinh xắn

2. Lễ hội cấp Sắc của người Dao

Vào tháng 11, 12 hay tháng Giêng, người Dao lại tiến hành làm lễ cấp Sắc (hay còn gọi là lễ Lập tịch). Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của người Dao dành cho nam giới nên bạn nên thu xếp thời gian để đến với Hà Giang vào thời điểm này.

Người Dao quan niệm chỉ có trải qua nghi lễ cấp sắc thì người con trai đó mới gọi là trưởng thành và được tham gia vào các công việc lớn nhỏ của bản. Thông thường, gia đình sẽ tự chuẩn bị tất cả các lễ vật rồi mời thầy cúng cùng bà con dân bản đến để chứng kiến.

Dân tộc Dao lại chia thành 3 nhóm gồm Dao Đỏ, Dao Áo Dài và Dao Tiền. Nghi lễ cấp đèn ở 3 nhóm Dao này khác nhau đi kèm với đó là các thủ tục tiến hành nghi lễ cũng khá là phức tạp. Nếu bạn được tham gia vào lễ hội này sẽ được chứng kiến rất nhiều nét đặc sắc và độc đáo của văn hóa lễ hội Hà Giang.

Lễ cấp sắc của người Dao

3. Lễ hội Gầu Tào của người Mông

Đây là lễ hội lớn nhất, đông vui nhất và nhiều nghi lễ nhất của người Mông ở Hà Giang thế nên bạn đừng có bỏ lỡ. Được tổ chức từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nếu tổ chức 1 năm 1 lần thì lễ hội sẽ kéo dài trong 9 ngày, còn nếu làm trong 3 năm liền thì mỗi năm sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày.

Lễ hội này để cầu cho tất cả các vị thần linh đem lại may mắn, thuận lợi, sức khỏe, mùa màng bội thu, mưa gió thuận hòa, con cháu đầy đàn,…tất cả những gì tốt đẹp nhất cho bà con dân bản. Phần lễ sẽ bao gồm các nghi thức chuẩn bị lễ vật như: xôi, thịt, bánh trái,…Trong đó nghi lễ dựng Nêu được tổ chức vô cùng trang trọng và đặc sắc.

Lễ hội Gầu Tào được tổ chức đông vui nhất trong năm của người Mông

Trong phần hội của lễ hội Gầu Tào, địa điểm tổ chức sẽ là những bãi đất rộng rãi, có cảnh vật thiên nhiên đẹp để mọi người tập trung múa hát và ăn uống. Phần hội diễn ra vô cùng nhộn nhịp và rất đông người dân bản cùng khách du lịch tham gia.

Tại đây sẽ diễn ra những trò chơi vô cùng độc đáo của bà con dân bản. Trai gái thì trong những trang phục đẹp múa khèn, ca hát. Đến đây, bạn còn được thưởng thức rất nhiều những loại đặc sản địa phương nổi tiếng.

4. Lễ hội chợ tình Khâu Vai

Thật thiếu sót nếu như không nhắc đến lễ hội chợ tình Khâu Vai ở Hà Giang. Đây là một lễ hội hội tụ đầy đủ các đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang. Nếu bạn đến Hà Giang đúng dịp 27/3 (âm lịch) thì đừng bỏ lỡ lễ hội này. Bởi đây là lễ hội đặc sắc nhất và làm nên “thương hiệu” văn hóa Hà Giang quảng bá tới khách du lịch trong nước và quốc tế.

Đặc biệt nhất đây là thời điểm mùa xuân, thời tiết và khí hậu mát mẻ, những vạt đào và mận nở hoa trắng xóa, nhiều khách du lịch cũng muốn tới Hà Giang. Và chắc chắn bạn sẽ không thể không ngỡ ngàng bởi không khí lễ hội đầy náo nhiệt và nhiều sắc màu nơi đây.

Chợ tình Khâu Vai

Ở Khâu Vai có một chợ tình duy nhất chỉ diễn ra một lần trong năm. Tại đây, những đôi trai gái yêu thương nhau mà không đến được với nhau sẽ có dịp để tâm tình và hồi tưởng lại những kỷ niệm cũ. Đến với Khâu Vai, bạn sẽ được chiêm ngưỡng đầy đủ những nét trang phục đặc sắc của bà con dân tộc nơi địa đầu Tổ quốc cùng những văn hóa ẩm thực nơi đây.

Ở Hà Giang còn có rất nhiều lễ hội khác có thể kể tên như lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, lễ hội nhảy lửa, tết của người Lô Lô,…Mỗi một lễ hội có nét riêng biệt hội tụ lại thành tinh hoa của văn hóa lễ hội Hà Giang đa sắc màu nói chung. Vì vậy, những nét văn hóa này cần được bảo tồn và quảng bá tới khách du lịch trong và ngoài nước để không mai một và bị mất đi.

Nội dung

  • 1. Lễ hội cầu Trăng của dân tộc Tày
  • 2. Lễ hội cấp Sắc của người Dao
  • 3. Lễ hội Gầu Tào của người Mông
  • 4. Lễ hội chợ tình Khâu Vai
Zalo logo
Chat Zalo
089 9094 678