Thời tiết Quảng Nam có 2 mùa là mùa mưa (tháng 9 đến tháng 12) và mùa khô (tháng 2 đến tháng 8). Thông thường khoảng thời gian lý tưởng nhất để tham quan thánh địa Mỹ Sơn là từ tháng 2 tới tháng 4. Lúc này thời tiết sẽ khá mát mẻ và không có nắng gắt, bạn vẫn nên mang theo ô, áo khoác mỏng và kem chống nắng.
Về vị trí địa lý, Thánh địa Mỹ Sơn đều không quá xa so với Đà Nẵng và Hội An, chỉ khoảng 40km. Vì thế, nơi đây luôn được thêm vào trong hành trình du lịch Đà Nẵng hay Hội An của hầu hết các du khách. Đối với kế hoạch khám phá khu bảo tồn này thì hầu hết khách du lịch đều lựa chọn ở lại và khám phá hết các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng hoặc Hội An đầu tiên và sau đó mới tham quan Mỹ Sơn vào cuối hành trình.
Bạn có thể di chuyển bằng grab hoặc taxi truyền thống. Taxi là cách nhanh nhất và dễ nhất để có thể đến Mỹ Sơn nhưng để đổi lấy tốc độ thì chi phí lại khá cao 700.000 – 800.000 VND cho một chuyến đi một chiều. Ngoài taxi, bạn cũng có thể sử dụng các dịch vụ di chuyển bằng xe máy công nghệ 4.0 như: Grab, Goviet, Be, Uber,… chí phí cũng rẻ hơn rất nhiều. Nếu là một khách du lịch tiết kiệm thì đó là một lựa chọn vô cùng hợp lý.
Từ Đà Nẵng bạn có thể bắt tuyến buýt số 06 xuất phát hàng ngày từ 5:30 sáng đến 5 giờ chiều, 30 phút sẽ có một chuyến và giá vé trong khoảng 8.000 – 30.000 VND. Tuy nhiên, bạn sẽ phải chờ đợi và đi bộ đến các trạm buýt, nếu bạn không phải là một người kiên nhẫn và thích sự tự do thì không nên lựa chọn cách này.
Một trong những cách được sử dụng khá phổ biến trong thời gian gần đây đó là bạn có thể thuê xe máy để tự di chuyển với chi phí chỉ từ 120.000 – 160.000 VND/ngày tùy thuộc vào loại xe và địa điểm thuê xe máy ở Đà Nẵng. Với cách này bạn có thể tự do tham quan, di chuyển, sắp xếp thời gian của mình một cách hợp lý và cũng có thể thử các giác phiêu lưu, nhưng bạn cần đảm bảo là có đủ sức khỏe cho những chuyến khám phá sau đó.
Bạn thích phiêu lưu, thích trải nghiệm? Di chuyển bằng xe đạp để đến Mỹ Sơn thì sao? Bạn có thể dễ dàng tìm được các cửa hàng cho thuê xe đạp giá cả phải chăng, chỉ dao động khoảng 150.000 VND/ngày. Đảm bảo rằng điện thoại của bạn có thể kết nối mạng internet để không bị lạc nhé. Tùy vào sức khỏe, khả năng của bạn và các điều kiện tác động khác, bạn có thể di chuyển quãng đường 42km từ Đà Nẵng đến Mỹ Sơn trong khoảng 1-2 giờ.
Cách thuận tiện nhất là đặt một tour du lịch, không chỉ giúp bạn trang trải tất cả các hậu cần mà còn cung cấp cho bạn những trải nghiệm không rắc rối và sâu sắc. Thông thường, Thánh Địa Mỹ Sơn sẽ được kết hợp cùng với các tour du lịch Đà Nẵng hoặc Hội An. Tùy vào mỗi tour mà lịch trình có thể khác nhau, tuy nhiên đối với điểm đến này, thì tour du lịch trong ngày xuất phát từ 2 địa điểm trên là lựa chọn tốt hơn cả!
Vé vào thánh địa Mỹ Sơn hiện nay với khách Việt Nam, người lớn: 100.000 VND/vé; Trẻ em từ 5 - 15 tuổi: 30.000 VND/vé; trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí vé.
Vé vào thánh địa Mỹ Sơn hiện nay với khách nước ngoài, người lớn: 150.000 VND/vé; Trẻ em từ 5 - 15 tuổi: 50.000 VND/vé; trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí vé.
Vé vào thánh địa Mỹ Sơn cho sinh viên và học sinh: Được miễn phí nếu có công văn, giấy xác nhận thực tập của nhà trường.
Giá vé thánh địa Mỹ Sơn đã bao gồm vé tham quan, dịch vụ xe điện và xem các chương trình biểu diễn văn nghệ Chăm. Sau khi mua vé du khách đi bộ sang bãi đậu xe điện, lên xe di chuyển đến nhà chờ chính trước khi đi tham quan khu di tích.
Ngoài mua vé tham quan, du khách có nhu cầu xem show đêm Mỹ Sơn huyền thoại sẽ mua thêm vé người lớn và trẻ em cao từ 1,2m 400.000 VND/vé; trẻ em chiều cao dưới 1,2m: Miễn phí vé.
Bên cạnh đó du khách có nhu cầu xem biểu diễn nghệ thuật và trải nghiệm ẩm thực sẽ mua thêm vé người lớn và trẻ em cao từ 1,2m 600.000 VND/vé; trẻ em chiều cao dưới 1,2m: Miễn phí vé.
Như đã biết thì kiến trúc của thánh địa Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng lớn từ Ấn Độ giáo. Toàn bộ đền tháp đều sử dụng chất liệu là gạch đá và quay mặt về hướng đông - đây là hướng mặt trời mọc và được xem là nơi thần linh trú ngụ. Cấu trúc đền tháp tại đây được chia làm 3 phần chính là: đế tháp, thân tháp và đỉnh tháp.
Điều đặc biệt là mỗi đền tháp tại Mỹ Sơn sẽ thờ một triều đại vua hoặc một vị thần khác nhau, chính vì điều này mà mỗi một công trình được xem là mảnh ghép quan trọng qua từng triều đại của Chăm Pa. Khu di tích Mỹ Sơn sẽ có những khu vực gồm:
Đây là con đường cổ dẫn tới di sản thánh địa Mỹ Sơn được phát hiện bởi một chuyên gia người Ấn Độ trong quá trình tham gia trùng tu và phục chế lại các ngọn tháp trung tâm nằm trong lõi khu di sản. Con đường cổ có chiều rộng tới 8m, với 2 bờ tường song song nhau, độ sâu 1m bị chôn vùi trong lòng đất.
Theo các tài liệu lịch sử ghi chép lại, đây là con đường dẫn thẳng tới vùng trung tâm di sản, nơi có tòa tháp cổng lớn dùng để cúng tế mà chỉ có vua chúa và các thành viên hoàng tộc, các chức sắc cao quý của Chăm Pa cổ mới được phép đi vào. Hệ thống tường bao 2 bên con đường được chạm khắc tinh tế và khéo léo. Sự phát hiện quan trọng này đã góp phần tăng thêm các giá trị lịch sử lâu đời mà di sản thánh địa Mỹ Sơn đem lại.
ơi đây có điệu múa Apsara được lấy cảm hứng từ các tượng đá sa thạch được điêu khắc Apsara. Đây được xem là điệu múa mượt mà, uyển chuyển với tựa đề “Linh hồn của đá” nhằm tôn vinh lên những đường cong uyển chuyển của phái đẹp.
Điệu múa này hiện được dùng để biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật quan trọng của tỉnh Quảng Nam cũng như phục vụ cho các đoàn khách du lịch tới tham quan thánh địa Mỹ Sơn. Bạn sẽ như lạc vào vùng đất Chăm Pa cổ xưa với hình ảnh các cô gái với ngón tay búp măng thuôn dài, khuôn ngực căng tròn cùng đường cong quyến rũ trong các trang phục lấp lánh, rực rỡ hòa quyện cùng tiếng trống Paranưng và tiếng khèn Saranai càng khiến du khách muôn phần say đắm.
Lễ hội Katê là một trong những lễ hội quan trọng của người Chăm thường được diễn ra vào tháng 7 hàng năm theo lịch Chăm. Nếu lịch trình du lịch của bạn gặp đúng dịp lễ hội Katê, không chỉ được tham quan di sản độc đáo, bạn còn được hòa mình cùng các nghi lễ cúng cầu an, kiệu rước lễ phục và Katê, rước nước… Tại lễ hội sẽ có rất nhiều màn biểu diễn văn nghệ đặc sắc kết hợp cùng đạo cụ truyền thống và các điệu múa uyển chuyển của các nghệ sĩ khiến bạn khó có thể rời mắt được.
Thánh địa Mỹ Sơn với background là những ngôi đền cổ cực đẹp, bạn có thể tận dụng không gian đặc biệt này để chụp những bức ảnh "nghìn like" trên mạng xã hội. Đã đến di tích cổ Champa rồi thì sao không thử khoác lên mình trang phục truyền thống Champa để tạo nên các bộ ảnh "để đời" nhỉ? Với trang phục Champa đầy màu sắc và tinh tế, bạn sẽ tạo ra những bức ảnh độc đáo và đẹp mắt đấy.
Những món đặc sản nhất định phải thử khi ghé thánh địa Mỹ Sơn:
Món bê thui Cầu Mống là một trong những món ăn ngon nổi tiếng nhất định bạn phải thử khi ghé thăm thánh địa Mỹ Sơn. Nguyên liệu thịt bê được tuyển chọn từ những con bê non ăn cỏ, có trọng lượng khoảng 30kg đổ xuống, được thui trên bếp than để giữ độ ngọt của thịt và độ dai giòn của da. Sau đó sẽ được đem đi thái lát mỏng, ăn kèm với nước chấm và các loại rau sống.
Nước chấm món bê thui Cầu Mống này cũng là một trong những yếu tố làm nên độ ngon của món ăn. Thành phần của nước chấm gồm có chanh, mè rang, tỏi, ớt hòa quyện với nước mắm hảo hạng, tạo nên hương vị món ăn ngon khó cưỡng.
Ai từng được thưởng thức hương vị của món mì Phú Chiêm sẽ khó mà quên được hương vị của nó. Mì Phú Chiêm với sợi mì dẻo dai màu trắng của giống gạo ngon nhất được trồng ở đôi bờ sông Thu Bồn, kết hợp với thịt ba chỉ và tôm nõn tạo nên hương vị hấp dẫn khó cưỡng. Món ăn thường được ăn kèm cùng các loại rau sống như giá đỗ, rau muống chẻ, rau thơm… cùng một chút vị cay của ớt sừng khiến món ăn tăng thêm phần hấp dẫn.
Đây là một loại bánh tương tự với bánh tráng. Bánh đập có 2 loại đó là bánh đập khô được nướng lên cho thơm giòn và bánh đập ướt. Khi ăn sẽ được chấm cùng nước mắm nguyên chất kèm ớt tươi.
Khác với các món bánh bèo ở miền Tây hay ở Huế, bánh bèo ở khu du lịch thánh địa Mỹ Sơn mang nét đặc trưng và chân chất như chính người dân Quảng Nam nơi đây. Bánh bèo được làm từ bột trộn nhân thịt, nấm, mộc nhĩ hoặc tôm, ăn kèm nước chấm cùng các loại rau sống, hương vị rất thơm ngon.
Bánh tổ là một món bánh đặc sản chỉ được ăn vào dịp Tết của người dân Quảng Nam. Nguyên liệu chính làm nên loại bánh này đó chính là đường bát và gạo nếp thượng hạng. Bánh có độ dẻo thơm từ gạo nếp và vị ngọt đặc trưng của đường bát. Bạn có thể ăn trực tiếp, chiên hoặc hấp bánh trước khi thưởng thức.
Là một món bánh ngon nổi tiếng của người dân miền Trung, đến với Quảng Nam hay thánh địa Mỹ Sơn Đà Nẵng, bạn cũng đừng quên thưởng thức món bánh xèo thơm ngon này nhé. Được làm từ bột gạo trộn lẫn với bột nghệ, bánh xèo được tráng mỏng để vỏ đạt độ giòn tan khi ăn. Bên trong sẽ được rắc thêm các loại nhân tôm, thịt, giá đỗ tạo nên vị béo ngọt không hề ngán khi thưởng thức. Bánh thường được chấm cùng nước chấm chua ngọt và ăn kèm với các loại rau sống như xà lách, rau thơm…
Những món đồ lưu niệm phong phú mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Chăm Pa: khăn, bình hoa, túi mây…Các bạn có thể tham quan mua về làm quà hoặc mua cho riêng mình những vật phẩm độc đáo.
Lưu ý khi tham quan thánh địa lịch sử Mỹ Sơn:
Giờ mở cửa Thánh địa Mỹ Sơn như thế nào?
Thời gian mở cửa: 6h30 – 17h00, tất cả các ngày trong năm.
Giá dịch vụ thuyết minh ra sao?
Giá dịch vụ thuyết minh: 100.000 VND/ đoàn. Không giới hạn số lượng người trong đoàn.
Hướng dẫn di chuyển đến di tích?
Từ cổng bán vé đi khoảng 100m (qua khu bảo tàng, đi lên cầu) sẽ có xe điện hỗ trợ di chuyển vào bên trong. Khi đến nơi thì bạn phải đi bộ tầm 400m nữa thì mới đến được khu vực các đền tháp nhỏ.
Lời khuyên khi tham quan thánh địa Mỹ Sơn?