Bùi Nhật Lệ
Travel Expert01/12/2023Chẳng biết từ bao giờ, người dân Hà thành đã gắn cho việc đi chùa Hà bằng câu nói: “đi thì lẻ bóng, về thì có đôi”. Câu nói như gắn một niềm tin tha thiết vào hai chữ “tình duyên”. Nếu các ngôi chùa khác chỉ thấy bóng dáng của các cụ cao niên, trung niên thì ở chùa Hà lại tấp nập rất nhiều nam thanh, nữ tú cúng bái xin duyên.
Vậy thì chùa Hà ở đâu? Đi chùa Hà như thế nào mới đúng? Có thật sự linh thiêng như mọi người vẫn nói? Tất tần tật trong bài viết này bạn sẽ được Justfly.vn hướng dẫn đi chùa Hà cầu duyên - nơi để bạn nương tựa tinh thần cũng như gửi gắm những ước mong thành tâm để mong ước một tình duyên thắm đỏ.
Chẳng biết từ bao giờ, người dân Hà thành đã gắn cho việc đi chùa Hà bằng câu nói: “đi thì lẻ bóng, về thì có đôi”. Câu nói như gắn một niềm tin tha thiết vào hai chữ “tình duyên”. Nếu các ngôi chùa khác chỉ thấy bóng dáng của các cụ cao niên, trung niên thì ở chùa Hà lại tấp nập rất nhiều nam thanh, nữ tú cúng bái xin duyên.
Vậy thì chùa Hà ở đâu? Đi chùa Hà như thế nào mới đúng? Có thật sự linh thiêng như mọi người vẫn nói? Tất tần tật trong bài viết này bạn sẽ được Justfly.vn hướng dẫn đi chùa Hà cầu duyên - nơi để bạn nương tựa tinh thần cũng như gửi gắm những ước mong thành tâm để mong ước một tình duyên thắm đỏ.
Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức Tự nổi tiếng linh thiêng cùng với Đình Bối Hà lập thành quần thể di tích Đình - Chùa Hà. Ngôi chùa được khởi công xây dựng từ kinh phí công đức từ thời vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072).
Chùa Hà trải qua nhiều năm thăng trầm cùng với thời gian đến nay vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp bề thế. Ngoài cùng là cổng Tam quan được xây 2 tầng kèm theo hệ thống cầu thang lên ở phía bên trái. Chùa chính kết cấu kiểu chữ Đinh có Tiền đường và Thượng điện, tam bảo năm gian rộng. Tòa phật điện được bố trí nhiều lớp để thờ Đức Ông vô cùng linh thiêng nên người dân thường có câu “Đức Ông chùa Hà, Đức Bà chùa Hương”.
Đây là nơi nổi tiếng linh ứng với những sở nguyện cầu mong chuyện tình duyên của dân chúng bốn phương. Ngôi chùa nằm tại con phố nhỏ trùng tên với chùa trên tuyến đường Cầu Giấy - Hà Nội, mảnh đất thuộc làng Dịch Vọng từ xa xưa hay còn gọi là Làng Vòng - nơi nổi tiếng với nghề làm cốm mà chúng ta vẫn hay truyền tai nhau là cốm làng Vòng. Là địa điểm "cầu được ước thấy" nổi tiếng, Chùa Hà không chỉ là điểm đến linh thiêng, tâm linh mà còn là địa điểm du lịch Hà Nội được nhiều du khách tìm đến để "cầu duyên"
Đi chùa Hà có thật sự cầu được ước thấy? Đây chắc chắn là thắc mắc không ít người trong đó có cả những người đang có ý định viếng thăm ngôi chùa này với mong ước đạt được ước nguyện tình duyên. Nhưng chắc chắn không phải tự nhiên mà ngôi chùa này lại nổi tiếng là nơi linh ứng chuyện tình duyên. Người dân Hà Nội thường truyền tai nhau rằng: cầu tài lộc công danh thì đi Phủ Tây Hồ, cầu mọi sự bình an thì qua chùa Trấn Quốc, nhưng cầu tình cầu duyên thì chắc chắn phải đến chùa Hà.
Đến chùa Hà những câu chuyện, những mong ước thành tâm sẽ được Phật chứng giám mà ban nhân duyên tốt lành, “se sợi chỉ đỏ” cho những người tình yêu lận đận chưa kịp trọn vẹn.
Đã có rất nhiều câu chuyện tình duyên được toại nguyện khi thành tâm khấn vái tại chùa Hà được các cặp đôi kể lại trong niềm hạnh phúc trọn vẹn. Người ta truyền tai nhau về sự linh nghiệm của ngôi chùa trên các diễn đàn. Có người khoe: “Tớ đến đây cầu duyên, mấy tháng sau có liền. Được chàng ưng ý lắm”. Có người khẳng định: “Phòng không mấy năm trời, tớ vừa đến chùa Hà khấn nguyện, gặp ngay người yêu, giờ sắp cưới rồi nhé”.
Nhiều trường hợp thì éo le hơn như đã chia tay nhưng vẫn vương vấn, nhung nhớ đến đối phương, sau khi làm lễ đi chùa Hà về thì thời gian sau lại quay lại với nhau và nên duyên vợ chồng. Ngoài ra, nếu bản thân bản chưa tìm thấy được đối tượng ưng ý nhưng đã đến chùa Hà cầu mong đường tình duyên suôn sẻ cũng sẽ vơi đi bớt những nỗi buồn, nỗi khổ tâm trong lòng, sẽ thấy được sự che chở, sớm mở lòng để có thể tìm được mối nhân duyên tốt lành.
Đi lễ ở chùa Hà các bạn nên đi vào ban ngày để kịp đến làm lễ tại tất cả các điện. Vào ngày thường chùa sẽ mở cửa từ sớm và đóng cửa vào 6 giờ tối. Các dịp mùng 1, ngày rằm hay lễ tết thì chùa sẽ mở cửa muộn hơn để người dân vẫn kịp thời đến dâng lễ cầu may.
Đi lễ thì không thể nào thiếu khoản mua sắm lễ lạt sao cho phù hợp. Việc sắm lễ cũng cần chăm chút tỉ mỉ chu đáo cho từng ban thờ khác nhau. Vậy thì lễ vật đi chùa Hà cần những gì? Sau đây bạn có thể tham khảo lễ vật cần thiết chia đầy đủ cho 3 mâm lễ khi đi chùa Hà như sau:
Mâm lễ ban Tam Bảo: ban này bạn cần chuẩn bị hoa tươi, nhang thơm chất lượng tốt, vỉ nến, bánh kẹo, hoa quả tươi và không quên sớ dâng nhé. Lưu ý nhỏ các bạn cần biết, Tam Bảo là ban thờ Phật nên không dâng cúng các lễ mặn, tiền vàng.
Mâm lễ ban Đức Ông: Tiếp theo là chuẩn bị đồ lễ cho mâm dâng ban Đức Ông bạn cần tiền vàng, rượu ngon, thuốc lá, trà thơm, có thể thêm các món mặn tùy ý (xôi trắng, khoanh giò,...) và sớ dâng ban Đức Ông. Ngoài ra, nếu không có thời gian và điều kiện để sắm sửa nhiều lễ vật thì bạn có thể đặt một mâm lễ như mâm lễ Tam Bảo nhưng thêm thếp tiền vàng và sớ là được.
Mâm lễ ban thờ Mẫu: Bộ lễ cho ban này thì cần chuẩn bị cầu kỳ hơn một chút, cần đầy đủ: tiền vàng, hoa tươi (5 bông hồng đỏ), trầu cau (bắt buộc), tiền công đức, các loại bánh, một vài loại kẹo đa dạng và tất nhiên không thể thiếu sớ để đặt chung vào mâm lễ rồi cầu xin duyên tại ban thờ Mẫu.
Có thể bạn chưa biết nhưng nhớ nhé khi đến chùa Hà cầu duyên chúng ta bắt buộc cần ba loại sớ: sớ Tam Bảo, sớ Đức Ông, sớ Mẫu và khi đến cổng chùa các bạn hoàn toàn có thể nhờ cụ ông ngồi ngoài cổng chùa viết giúp.
Chọn ngày đi lễ luôn là điều quan trọng nhất trước khi quyết định đi cầu cúng, hơn nữa lại còn đi cầu duyên nữa thì các bạn đừng quên mất việc chọn ngày nhé. Bạn nên xem lịch để chọn ngày lành tháng tốt để đi dâng lễ. Đặc biệt vào những ngày rằm 15 hay mùng 1 chùa chiền thường rất đông người đến để dâng lễ, cúng bái bạn sẽ rất khó có thể quỳ gối khấn vái trước ban thờ Mẫu vì thế lời khuyên là bạn hãy chọn những ngày đẹp, vắng vẻ thanh tịnh và tránh rằm hay mùng 1 ra nhé.
Khi vào chùa bạn hãy để ý nơi xếp đồ lễ để đảm bảo được việc bạn đặt lễ đúng nơi đúng chỗ tránh việc lộn xộn không đáng diễn ra nơi cửa Phật. Khu vực xếp lễ ở chùa Hà được đặt trong gian nhỏ cạnh gian thờ chính. Sau khi đã xếp lễ đầy đủ bạn dắt đầu dâng lễ từ ban Tam Bảo rồi đến ban Đức Ông ở gian thờ chính rồi sau đó mới đến dâng lễ ở Điện Mẫu. Tiếp theo là chú ý đến thứ tự thắp hương: thắp 1 nén nhang tại lư hương, 1 nén trên ban Tam Bảo, 1 nén ban Đức Ông, 1 nén ở ban Đức Thánh Hiền và 1 nén ở điện thờ Mẫu, mỗi ban thắp hương hãy nhớ khấn 3 vái nhé.
Sau khi đã dâng hương và khấn tại ban Tam Bảo cầu bình an gia đạo, ban Đức Ông cầu công danh tài lộc sự nghiệp, ban Đức Thánh Hiền thì kế tiếp bạn đừng quên vái 3 vái ban Đức Hộ Pháp hai bên và hai vị Thập Nhị Diêm Vương hai bên.
Hoàn tất việc khấn vái ở điện chính, chúng ta sẽ đến gian thờ Mẫu để cầu xin tình duyên tại ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Chú ý trước khi vào phải bỏ giày dép và quý lạy trước ban Điện Mẫu. Sau đó chắp 2 tay trước ngực, mắt hướng lên ban thờ khấn theo những gì mong muốn có thể học thuộc những gì muốn cầu xin hoặc bạn có thể ghi ra giấy để khấn và sau khi làm lễ xong rồi đến hóa lễ hãy hóa luôn tờ giấy đó. Xin Mẫu xong các bạn đến ban Ngũ Hổ các Quan Âm Dinh ngay dưới ban thờ Mẫu và vái 3 lạy Sư Tổ bên phải và ban Địa Tạng Vương Bồ Tát bên trái.
Khi cúng bái hay cầu nguyện không chỉ ở chùa Hà mà ở bất kỳ ngôi chùa nào bạn cũng nên nhớ bài khấn nên có đủ cả 5 điều sau: tạ, sám, hối, xin và hứa.
Sau cùng trước khi ra về đừng quên vái lạy 2 vị đứng coi cửa chùa. Một ngày đi lễ cầu duyên trọn vẹn là khi bạn dâng lễ, khấn xin, lễ tạ các ban trong chùa đầy đủ và cuối cùng là hóa lễ (sớ và tiền vàng).
Như vậy là Justfly.vn đã chỉ cho bạn cách đi chùa Hà sao cho ứng nghiệm nhất rồi đó. Hãy nhớ rằng thành tâm cầu nguyện, luôn luôn vững tin vào sự che chở, ban phước lành của Phật tổ. Vạn sự tùy duyên, đủ duyên đủ nợ sẽ gặp được tình duyên an lành. Chúc các bạn sẽ sớm tìm được tình duyên trọn vẹn cũng như bến đỗ hạnh phúc.
Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn