Bùi Nhật Lệ
Travel Expert28/02/2021Mùa thu tại Nhật Bản bắt đầu vào đầu tháng 9 hàng năm. Ngay sau những lễ hội mùa hè Nhật Bản đầy sôi động và hấp dẫn, những người yêu văn hóa Nhật sẽ bước vào khoảng thời gian tấp nập lễ hội Nhật Bản khác với các lễ hội mùa thu. Trong khoảng thời gian mùa thu tại Nhật Bản có khá nhiều các lễ hội diễn ra, có lễ hội mang tính chất toàn quốc, có lễ hội mang tính địa phương. Dưới đây là một số lễ hội đặc sắc của Nhật Bản bạn không nên bỏ qua khi du lịch Nhật Bản.
Mùa thu tại Nhật Bản bắt đầu vào đầu tháng 9 hàng năm. Ngay sau những lễ hội mùa hè Nhật Bản đầy sôi động và hấp dẫn, những người yêu văn hóa Nhật sẽ bước vào khoảng thời gian tấp nập lễ hội Nhật Bản khác với các lễ hội mùa thu. Trong khoảng thời gian mùa thu tại Nhật Bản có khá nhiều các lễ hội diễn ra, có lễ hội mang tính chất toàn quốc, có lễ hội mang tính địa phương. Dưới đây là một số lễ hội đặc sắc của Nhật Bản bạn không nên bỏ qua khi du lịch Nhật Bản.
Lễ hội Yabusame thường diễn ra vào ngày 16 tháng 9 hàng năm. Yabusame là một nghi thức bắt nguồn từ võ thuật, được hình thành từ hàng trăm năm trước ở Nhật Bản. Cuộc thi Yabusame cưỡi ngựa bắn cung được tổ chức để các lãnh chúa kiểm tra tính chính xác, kỹ năng và sức mạnh của các samurai.
Ngày nay, Yabusame đã trở thành một nghi lễ tôn giáo chứ không phải là một giải đấu thể thao. Những cuộc thi này diễn ra trên khắp đất nước Nhật Bản trong suốt cả năm. Ở Tokyo, người dân đổ xô đến đền Meiji Jingu để xem các cung thủ thi đấu Yabusame. Đền Meiji là nơi tổ chức cuộc thi Yabusame nổi tiếng nhất ở Nhật Bản, diễn ra vào Ngày Văn hóa Quốc gia, mang đậm tinh thần của Thần đạo (Shinto) – một tín ngưỡng và tôn giáo của dân tộc Nhật Bản.
Lễ hội Sumo tại Tokyo diễn ra vào giữa tháng 9 hàng năm, kéo dài trong 15 ngày. Đây là cuộc thi của các võ sĩ Sumo Nhật Bản lần thứ 5 trong năm, diễn ra tại nhà thi đấu Ryogoku Kokugikan, Sumida, Tokyo.
Tại lối vào, có các lực sĩ nổi tiếng đứng phát vé, việc có thể tiếp xúc gặp gỡ một cách gần gũi các lực sĩ nổi tiếng này cũng là một sự thú vị. Trận đấu được tổ chức từ 8:30, theo thứ tự Jonokuchi, jonidan, san-dan, makushita. Trận đấu diễn ra đến khoảng 18:00, bạn có thể nhìn thấy các lực sĩ biểu diễn trong suốt 1 ngày.
Lễ hội Mùa thu của Đền Toshogu, Nikko diễn ra vào ngày 17 tháng 10 hàng năm. Lễ hội diễu hành kiệu, xung quanh có các thuộc hạ mặc áo giáp (khoảng 800 người) vào vai các thuộc hạ của Ieyasu. Đây là một lễ hội có quy mô nhỏ hơn so với lễ hội cùng tên vào mùa xuân (có 1000 người mặc trang phục Samurai tham dự).
Ý nghĩa của lễ hội là thực hiện lại cuộc di chuyển đưa linh cữu của Ieyasu từ núi Kunousan về lăng mộ hiện thời – Đền Nikko. Đồng hành cùng linh cữu của ông là hàng nghìn thuộc hạ cũ đã theo ông chinh chiến nhiều năm. Đền Nikko được Tokugawa Hidetaka, con trai của Ieyasu xây vào năm 1617. Sau đó, Tokugawa Iemitsu mở rộng thêm.
Năm kiến trúc của Nikko Toshogu được Nhật Bản xếp vào hàng quốc bảo và ba kiến trúc khác là tài sản văn hóa trọng yếu. Hai thanh kiếm trong đền cũng là quốc bảo và hàng loạt thứ khác là tài sản văn hóa trọng yếu của Nhật Bản.
Một hạng mục nổi tiếng ở đây là bức chạm khắc hình ba chú khỉ trên tường ngôi đền. Một chú bịt tai, một chú che mắt, một chú bịt miệng. Bức tranh hàm ý không nên nghe, không nên nhìn, không nên nói điều xấu.
Lễ hội Jidai Matsuri tại Đền Heian, Kyoto là một trong 3 lễ hội lớn nhất của thành phố, lễ hội này diễn ra vào ngày 22 tháng 10 hàng năm. Đoạn đường diễu hành dài khoảng 2km, được đi trong 3h. Bạn sẽ được ngắm nhìn bức tranh sống của các thời đại Nhật Bản với hơn 12,000 vật dụng thời xưa được sử dụng để tái hiện lại.
Lễ hội Jidai được bắt nguồn từ việc dời kinh đô đến thành phố Tokyo của Nhật hoàng, hoàng tộc và hàng trăm quan chức chính phủ khác, vào năm 1868 ( thủ đô trước đây của Nhật là Kyoto). Để gìn giữ danh tiếng cũng như sự cuốn hút của thành phố Kyoto đối với người dân, chính quyền ở thủ đô cùng các quan chức ở thành phố Kyoto đã tổ chức kỉ niệm một nghìn một trăm năm ngày thành lập Kyoto, lệnh được ban bởi Nhật hoàng Kammu (737- 806) vào năm 794.
Để giới thiệu lễ hội Jidai đầu tiên được tổ chức vào năm 1895, chính quyền địa phương đã xây dựng đền thờ Heian để tưởng nhớ và thờ cúng linh hồn của Nhật hoàng Kammui. Lễ hội Jidai còn mang ý nghĩa tái hiện lại con người ở từng thời kì của lịch sự thành phố Kyoto.
Đến năm 1940, lễ hội Jidan còn được tổ chức để tưởng nhớ đến Nhật hoàng Kammui và vinh danh Nhật hoàng Komei (1831- 1867) – người đã có công trong việc thống nhất đất nước, quyền lực của hoàng tộc cùng sự thừa nhận Kyoto vẫn là trung tâm của Nhật Bản ngay cả trong thời kì suy tàn của triều đại Edo. Lễ hội này còn được gọi với tên gọi khác: Lễ hội Kỷ nguyên, hoặc Lễ hội Thời đại. Bởi điểm nhấn của lễ hội là cuộc diễu hành Gyoretsu Jidai.
Trong suốt 5h, khoảng 2000 người chia làm nhiều top nhỏ, mỗi top là đại diện cho một thời kỳ lịch sử. Trong mỗi top lại chia thành các nhóm đại diện cho các nhân vật lịch sử tiếng tăm, đó có thể là một nhân vật Hoàng Tộc, có thể là một vị tướng quân, có thể là những samurai nổi tiếng, cũng có thể là những người phụ nữ, hay chỉ là những người dân thường nhưng mang ý nghĩa lịch sử.
Lễ hội lửa Kurama của Đền Yuki, Kurama, Kyoto được tổ chức vào ngày 22 tháng 10 hàng năm. Vào lúc 6 giờ sáng của ngày diễn ra lễ hội, ngọn lửa cháy được đặt ở phía trước của các ngôi nhà trong thành phố, ngọn lửa này có tên gọi là kagaribi. Tất cả các cư dân của Kyoto giữ “taimatsu” hoặc ngọn đuốc thông với đủ hình dạng kích thước và chờ đến đêm họ sẽ diễu hành qua các con đường của thành phố. Nghi thức đặc biệt này là sự khởi đầu của lễ hội. Điểm nổi bật của Kurama là các đám cháy rất lâu, với chiều cao lên tới 3m, những ngọn đuốc thông thắp sáng rực cả thành phố, một cảnh tượng hết sức ngoạn mục.
Lễ rước của lễ hội còn có sự tham gia của trẻ em mang ngọn đuốc thông nhỏ. Tiếp đó là những bó đuốc lớn hơn một chút của những thiếu niên trong làng. Cuối cùng là đám rước người lớn mang ngọn đuốc nặng hơn 80 kg. Trong Kurama no Hi, mọi người ghé thăm đền Kurama-dera để ước nguyện những gì tốt đẹp nhất cho gia đình. Cao trào của lễ hội với sự diễu hành của hai kiệu rước Mikoshi, được đặt trên vai của những người trẻ tuổi. Tất cả các phong tục và nghi lễ của lễ hội thường diễn ra vào nửa đêm.
Lễ hội lửa Kurama là một sự kiện được yêu thích với khách du lịch Nhật Bản và du khách trên toàn thế giới khi họ ghé thăm Kyoto. Trong thời gian lễ hội, tất cả các xe lửa, xe buýt và các phương thức vận tải khác ở Kyoto trở nên quá tải, chính vì vậy ban tổ chức khuyến khích khách du lịch đến thành phố càng sớm càng tốt và sau đó ở lại vài ngày sau khi lễ hội kết thúc.
Lễ hội Karatsu Kunchi hay còn gọi là lễ hội Okunchi của Đền Karatsu, Saga diễn ra trong 3 ngày (2,3 và 4) của tháng 11. Hàng năm lễ hội thu hút khoảng 500.000 khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham dự lễ hội này. Ngày thứ nhất với tên gọi Yoiyama, ngày thứ hai Otabisyoshinko và ngày cuối cùng là Machimawari.
Ngày thứ nhất (2/11) có tên gọi Yoiyama. Là đêm trước lễ hội Okunchi, du khách đến đây có thể cùng những người vác thuyền trang trí treo đèn lồng trên thuyền. Những người tham gia lễ hội sẽ tập trung trên các con phố mà đoàn rước sẽ đi qua. Đúng 19h30, âm nhạc độc tấu của tiếng sáo vang lên, tiếp đó các nhạc cụ truyền thống khác, đèn lồng sáng lên, cả con phố rực sáng, khác hẳn trước đó. Lễ hội Karatsu Kunchi chính thức bắt đầu.
Ngày thứ hai (3/11) có tên gọi Otabisyoshinko. Đây là ngày diễn chính của lễ hội, nổi bật với những hình ảnh những người khiêng thuyền lực lưỡng gồng mình kéo những chiếc thuyền đi trên bãi cát, trong sự cỗ vũ reo hò của mọi người. Trong ngày thứ hai này, có sự tham gia của các Mikoshi đền Karatsu trong đoàn diễu hành. Mang ý nghĩa thờ phụng các vị thần đã mang đến cho người dân mùa màng bội thu.
Ngày cuối cùng (4/11) khép lại lễ hội. Những người khiêng thuyền sẽ diễu hành và đi khắp nơi trong phố, cuối cùng để tất cả chiếc thuyền lên nơi triển lãm tại gần đền Karatsu. Lễ hội kết thúc cũng là thời điểm người dân thành phố Karatsu háo hức chờ đến lễ hội của năm sau.
Lễ hội Daimyo Gyoretsu được tổ chức vào ngày mùng 3 tháng 11 hàng năm tại Hakone, Nhật Bản. Điểm nổi bật của lễ hội là việc tái hiện một đám rước daimyo, có khoảng 200 người dân mang trang phục lịch sử. Các trang phục có lịch sử chính xác với sự chú ý tuyệt vời đến chi tiết và bao gồm các chiến binh samurai, nhân viên tòa án, geisha và công chúa xinh đẹp Nhật Bản.
Cuộc diễu hành được đi kèm với dàn nhạc diễu hành và các vũ công truyền thống, được gọi là geigi, những người truyền thống khách mời trong các bữa tiệc với bài hát và khiêu vũ. Bầu không khí sôi động và sống động như các chiến binh samurai, được trang bị giáo, cung và súng đi ngang qua các đường phố để cổ vũ với âm thanh hét lớn “Xuống! Xuống! Chúa đến!”
Lễ hội Tori-no-ichi là một lễ hội đặc sắc gắn liền với hình ảnh của gà trống, một loài vật nuôi gắn bó với đời sống nông nghiệp và tâm linh của con người.
Trước đây, lễ hội được gọi là Tori no Machi, hoặc Otori – Matsuri, hay Otorisama. Lễ hội được tổ chức như một nghi lễ nông nghiệp với ý nghĩa tạ ơn thần linh đã ban cho nhà nông một mùa bội thu. Trong dịp này, người nông dân dùng gà trống như vật tế cảm tạ thần linh. Về sau, vào thời Edo (1600-1868), Tori no Machi được đổi tên thành Tori no Ichi với ý nghĩa cầu mong sự bình an trong cuộc sống và với sự sung túc, thịnh vượng trong kinh doanh.
Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn